Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò to lớn của phụ nữ trong lịch sử và thực tiễn cách mạng. Người cho rằng sự nghiệp cách mạng không thể thành công nếu không có phụ nữ tham gia: “xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia”; “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ

Trong Thư gửi phụ nữ nhân kỷ niệm chiến thắng Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Hay trong Thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (năm 1963), Người cũng nhấn mạnh: “Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước”.

Người đã dành tặng cho những người phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” để khẳng định và ca ngợi vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam.

Không chỉ đánh giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Theo Người, giải phóng phụ nữ chính là thước đo của trình độ phát triển xã hội. Bởi, “phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”.

Tư tưởng của Người đã chính thức được xác lập trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, trong đó, Điều 9 khẳng định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”, là cơ sở pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước ta từng bước thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ.

Đến nay, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV hiện nay của Việt Nam là 30,26%, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh Nghị viện ASEAN.

Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, với 16%.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có 2 ngày trong năm để tôn vinh phụ nữ - Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Có thể tự hào rằng, không chỉ giữ vị trí quan trọng trong gia đình, phụ nữ Việt Nam còn có vai trò vô cùng quan trọng trong đấu tranh cách mạng, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng với tám chữ vàng mà chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”./.

Phương Dung - Diệp Ninh

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt Di sản Thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào

Ngày 13/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Paris, UNESCO đã chính thức thông qua quyết định lịch sử: điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó bao gồm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô của Lào, tạo nên di sản thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô".

30 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ: Điểm sáng khắc phục hậu quả chiến tranh

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, năm 2025 là cột mốc quan trọng đánh dấu 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (1995–2025), đồng thời đánh dấu 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam (1975–2025). Đây không chỉ là dịp để kỷ niệm những bước ngoặt lịch sử, mà còn là thời điểm nhìn lại và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thực chất giữa hai quốc gia, trong đó khắc phục hậu quả chiến tranh là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Nỗ lực của hai quốc gia từng là cựu thù này trong việc giải quyết các di sản chiến tranh, bao gồm khảo sát và xử lý bom mìn, xác minh người mất tích trong chiến tranh và xử lý ô nhiễm chất độc da cam/dioxin, đã trở thành nền tảng cho mối quan hệ Việt Nam – Mỹ phát triển lên cấp độ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương

Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995 – 11/7/2025 theo giờ Mỹ, tức 12/7/1995 – 12/7/2025 theo giờ Việt Nam), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear (nhiệm kỳ 2011–2014) và các bạn trẻ người Mỹ đã chia sẻ nhận định về những tiến triển ấn tượng của quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ này.

Việt Nam - Điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”

Bác Hồ đã nhiều lần giải thích rõ về tiết kiệm để mọi người hiểu cho đúng, để thực hiện cho tốt: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết chống xa xỉ… Xa xỉ có tội với Tổ quốc, với đồng bào”.

Phát huy vai trò và sức mạnh của kiều bào với quê hương, đất nước

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Bác đã tích cực tuyên truyền, vận động, thành lập các cơ sở cách mạng ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác với sự đùm bọc, chở che của bà con Việt kiều để phục vụ cho cách mạng.

Để hàng Việt trụ vững trên “sân nhà”

Thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh xuất khẩu bất ổn. Dù vậy, thay vì là vùng đất cho doanh nghiệp bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, khiến không ít doanh nghiệp chân chính đuối sức, không thể cạnh tranh. Tiếp sức trong hành trình chinh phục “sân nhà” của các doanh nghiệp Việt cần biện pháp mạnh làm sạch thị trường, và mở rộng kênh phân phối, giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng. Phủ sóng hàng Việt cũng là cách để đẩy lùi hàng giả, hàng nhái