30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995 – 11/7/2025 theo giờ Mỹ, tức 12/7/1995 – 12/7/2025 theo giờ Việt Nam), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear (nhiệm kỳ 2011–2014) và các bạn trẻ người Mỹ đã chia sẻ nhận định về những tiến triển ấn tượng của quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ này.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại New York, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo ông, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 150 tỷ USD, hàng chục nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Mỹ, quan hệ giữa hai nước và giao lưu nhân dân rất mạnh mẽ. Ông David Shear đánh giá, kể từ khi hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có những phát triển đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm trên 6%, qua đó trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng rất giỏi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, kinh tế Việt Nam rất vững mạnh và có thể tăng trưởng mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Cựu Đại sứ Mỹ bày tỏ tin tưởng hai nước sẽ sớm tìm cách vượt qua các khác biệt về thương mại hiện nay để cùng nhau phát triển quan hệ song phương bền chặt hơn trên tất cả các lĩnh vực.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear trả lời phỏng vấn TTXVN tại New York. Ảnh: Thanh Tuấn - Phóng viên TTXVN tại Mỹ

Trong khi đó, anh Jonny. R chia sẻ, là sinh viên Đại học Columbia và có thời gian dài theo đuổi đam mê nghiên cứu lịch sử, anh cảm thấy rất tuyệt vời khi Mỹ và Việt Nam từ chỗ là cựu thù giờ đây đã có thể xích lại gần nhau và xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hiệu quả. Theo Jonny. R, xung đột ban đầu là yếu tố chia rẽ hai quốc gia song hai bên đã tìm được con đường vượt qua quá khứ, thu hẹp các khác biệt để đưa quan hệ ngày càng gắn kết. Chàng trai trẻ người Mỹ bày tỏ hy vọng tiến trình này sẽ được tiếp tục và hai bên sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa vì tương lai tươi sáng cho quan hệ song phương. Khi được hỏi về những đổi thay ở Việt Nam sau 50 năm chiến tranh và 30 năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Jonny. R bày tỏ ngưỡng mộ trước sự phát triển ấn tượng của “dải đất hình chữ S”, đồng thời bày tỏ lạc quan về tương lai và tầm nhìn mà Việt Nam đang hướng tới.

Anh Amit Aharoni, sinh viên Đại học Columbia, trả lời phỏng vấn TTXVN tại New York. Ảnh: Hoài Thanh - Phóng viên TTXVN tại Mỹ

Một sinh viên khác của Đại học Columbia là Amit Aharoni, chuyên ngành khoa học máy tính, cho biết từ trước tới nay anh vốn chỉ biết đến Việt Nam qua sách báo và phim tài liệu. Sau 30 năm bình thường hóa quan hệ, Mỹ và Việt Nam đang xây dựng tình hữu nghị và đối tác ngày càng bền chặt. Đó là động lực để Aharoni mong muốn sớm tới thăm Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người của đất nước này./.

Thanh Tuấn – Lê Hoàng – Hoài Thanh

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”

Bác Hồ đã nhiều lần giải thích rõ về tiết kiệm để mọi người hiểu cho đúng, để thực hiện cho tốt: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết chống xa xỉ… Xa xỉ có tội với Tổ quốc, với đồng bào”.

Phát huy vai trò và sức mạnh của kiều bào với quê hương, đất nước

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Bác đã tích cực tuyên truyền, vận động, thành lập các cơ sở cách mạng ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác với sự đùm bọc, chở che của bà con Việt kiều để phục vụ cho cách mạng.

Để hàng Việt trụ vững trên “sân nhà”

Thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh xuất khẩu bất ổn. Dù vậy, thay vì là vùng đất cho doanh nghiệp bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, khiến không ít doanh nghiệp chân chính đuối sức, không thể cạnh tranh. Tiếp sức trong hành trình chinh phục “sân nhà” của các doanh nghiệp Việt cần biện pháp mạnh làm sạch thị trường, và mở rộng kênh phân phối, giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng. Phủ sóng hàng Việt cũng là cách để đẩy lùi hàng giả, hàng nhái

Thế hệ trẻ Việt Nam bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Sớm xác định văn hóa là những điều tốt đẹp gắn liền với đời sống của con người, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, của sự phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc xây dựng nền văn hóa nói chung và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng.

20h ngày 12/7/2025: Đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Sau gần 2 tháng tranh tài sôi động, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ chính thức khép lại bằng đêm chung kết “Đón kỷ nguyên mới” vào tối 12/7/2025 giữa hai đội thi: Z121Vina Pyrotech (Việt Nam) và Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc). Đêm chung kết được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, hứa hẹn mang đến màn trình diễn đỉnh cao của nghệ thuật, ánh sáng và âm nhạc, khép lại mùa pháo hoa dài nhất trong 15 năm tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.