Thể hình Việt Nam lần đầu giành ngôi nhất toàn đoàn tại Giải Vô địch thể hình và fitness thế giới 2024
Với thành tích giành được 10 Huy chương Vàng (HCV), 5 Huy chương Bạc (HCB) và 11 Huy chương Đồng (HCĐ), đội tuyển thể hình Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi nhất toàn đoàn tại Giải Vô địch thể hình và fitness thế giới 2024. Đây là một thành tích đáng tự hào, cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực không ngừng của các vận động viên. Các Huy chương Vàng được phân bổ ở nhiều hạng cân và nội dung khác nhau, khẳng định vị thế của thể hình Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Giải Vô địch thể hình và fitness thế giới 2024 diễn ra từ ngày 5 - 11/11/2024 tại Maldives, quy tụ 380 vận động viên đến từ 41 quốc gia, thi đấu ở 51 nội dung. Đoàn Việt Nam góp mặt 20 vận động viên (8 nữ, 12 nam). Đứng thứ 2 là Ấn Độ và Thái Lan xếp thứ 3 toàn đoàn.
Theo các chuyên gia, để tài năng trẻ phát triển đúng hướng và đạt tới trình độ điêu luyện, các ‘mầm non’ nghệ thuật cần được đào tạo bài bản trong môi trường văn hóa, nghệ thuật.
Qua hoạt động của Câu lạc bộ, đội, nhóm tại tỉnh Long An mà Đoàn, Hội đến gần thanh niên hơn; nhiều chương trình, phong trào hành động cách mạng được triển khai thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên.
Mỗi cá nhân đoạt giải thưởng được nhận Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Cúp Quả Cầu Vàng, Giấy chứng nhận và phần thưởng tiền mặt 20 triệu đồng.
Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng đã chế tạo “Máy ép chén đĩa từ vật liệu thân thiện với môi trường” nhằm tạo ra sản phẩm dễ phân hủy, thay thế các vật dụng làm bằng nhựa.
Cuối tuần qua, tại trường Đại học Ngoại ngữ Kanda, tỉnh Chiba đã diễn ra cuộc thi hùng biện tiếng Việt của 21 học sinh, sinh viên đến từ 8 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông đang đào tạo tiếng Việt trên khắp đất nước Nhật Bản. Đây thực sự là cơ hội để các bạn học sinh, sinh viên Nhật Bản đang theo học tiếng Việt có thể giao lưu, gặp gỡ và nâng cao trình độ ngôn ngữ cũng như tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, qua đó phục vụ tốt cho việc học tập và định hướng nghề nghiệp sau này.
Từ “ý tưởng” chế biến món muối chấm Amrêč, đặc sắc của đồng bào vùng Tây Nguyên, nhóm học sinh lớp 10 tại tỉnh Đắk Lắk đã hiện thực hóa thành dự án kinh doanh sản phẩm muối Amrêč. Sản phẩm được tạo nên từ những nguyên liệu sẵn có ở vùng đất đỏ bazan với ớt sim xanh đặc sản.
Dự án nghệ thuật “Sờ, Nặn, Bóp” là sáng kiến mang đến cho cộng đồng người khiếm thị một trải nghiệm nghệ thuật, mở ra cánh cửa giao tiếp và tương tác mới giữa người sáng tạo và người khiếm thị