Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
Tại Công văn 656/TTg-KSTT năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tư pháp về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025. Theo đó, từ 1/10/2024, người dân trên cả nước có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID mà không phải đến trực tiếp Sở Tư pháp.

Tin cùng chuyên mục

Cầu Kênh Vàng: Biểu tượng kết nối hành lang phát triển giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Cầu Kênh Vàng được coi là biểu tượng kết nối hành lang phát triển giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống người dân hai tỉnh. Dự kiến, năm 2025 sẽ hợp long cầu Kênh Vàng, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và hoàn thành toàn bộ dự án vào dịp kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (1/1/1997- 1/1/2027).

Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh (Xing Qu), về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trao đổi.

Tổng Giám đốc UNDP: "Việt Nam là đối tác chủ chốt của LHQ với những đóng góp to lớn về phát triển con người và tăng trưởng bền vững"

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa kết thúc chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 79, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển LHQ (UNDP) Achim Steiner đã có cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại New York.

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố. Đó vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Ở một quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam với gần 1.700 km như Việt Nam thì đường sắt luôn đóng vai trò chủ lực không chỉ vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là huyết mạch của nền kinh tế. Nhiều năm nay, đường sắt đã có nhiều đổi mới nhưng với hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu thì tốc độ chạy tàu vẫn chưa được cải thiện. Với tốc độ chạy tàu như hiện nay thì đi từ Hà Nội đến Sài Gòn mất tới 34 giờ. Nhưng nếu có tuyến đường sắt tốc độ cao thì thời gian được rút ngắn chỉ còn 5 giờ 30 phút. Và nhiều kỳ vọng đã đặt ra với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam này.