Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại.
Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 7.600 – 7.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá từ 7.600 – 7.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; OM 380 là 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 (tươi) từ 8.600 – 8.800 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg và OM 18 (tươi) từ 8.500 – 8.600 đồng/kg …Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 16.000 - 17.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 17.000 – 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 21.500 đồng/kg…Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.400 - 10.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 bình ổn 12.400 -12.550 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.000 - 9.400 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 đi nganh ở mức 9.300 - 9.400 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg.Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào ở mức 522 USD/tấn trong tuần này, so với mức 515-520 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân tại tỉnh An Giang cho biết hoạt động giao dịch đang khá trầm lắng.Dữ liệu hải quan cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.

Trên thị trường châu Á, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã leo lên mức cao nhất trong một tháng nhờ nhu cầu từ nước ngoài, trong khi giá gạo Ấn Độ vẫn ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung dồi dào.Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng 20% trong giai đoạn từ tháng 1-10/2024, so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng qua, đạt 500 USD/tấn, từ mức 490-495 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân khác cho biết giá tăng còn do tỷ giá hối đoái, và dự đoán giá sẽ cạnh tranh hơn vào cuối năm do giá từ Ấn Độ giảm.Trong khi đó, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo giá ở mức 440-447 USD/tấn trong tuần thứ ba liên tiếp. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Một nhà xuất khẩu tại Mumbai cho hay người mua đang trì hoãn việc mua hàng do giá đã giảm trong vài tuần qua. Họ kỳ vọng nguồn cung sẽ tăng lên ở Ấn Độ nên đang thận trọng hơn.

Ấn Độ đã bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ và loại bỏ mức giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn đối với gạo trắng không phải giống Basmati nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Lượng gạo dự trữ tại Ấn Độ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 11/2024.

Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mỳ kỳ hạn tại trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 22/11 do hoạt động chốt lời và xu hướng mạnh lên của đồng USD, trong khi giá đậu tương tăng sau phiên giảm trước đó. Giá ngô cũng "theo chân" lúa mỳ đi xuống.

Giá lúa mỳ trên sàn CBOT trong phiên 22/11 đã giảm 4,75 xu Mỹ, xuống còn 5,6475 USD/bushel, nhưng vẫn tăng khoảng 2% tính trong cả tuần qua.Trước đó, giá lúa mỳ đã tăng mạnh trong phiên 21/11 do lo ngại về nguồn cung từ khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, giá đã giảm trở lại khi đồng USD mạnh lên trong phiên 22/11. Đồng USD mạnh khiến hàng xuất khẩu của Mỹ đắt hơn đối với những người mua nắm giữ các đồng tiền khác.Giá đậu tương kỳ hạn tăng 5,75 xu Mỹ, lên 9,835 USD/bushel trong phiên 22/11 và tăng khoảng 1,5% trong cả tuần. Trong khi đó, giá ngô giảm 1,25 xu Mỹ, xuống 4,255 USD/bushel trong phiên 22/11, và tăng khoảng 0,4% trong tuần.

Ông Austin Schroder, chuyên gia phân tích hàng hóa của công ty Brugler Marketing and Management, cho biết giá đậu tương đã có sự phục hồi về mặt kỹ thuật từ mức thấp trong phiên trước đó.Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá đậu tương vẫn gặp sức ép do tình hình thời tiết thuận lợi ở Nam Mỹ. (1 bushel đậu tương/lúa mỳ =27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).Về thị trường cà phê thế giới, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua, giá cà phê đồng loạt tăng mạnh trên cả hai sàn giao dịch.Giá cà phê robusta trong hợp đồng giao tháng 1/2025 trên sàn London đã tăng tới 4,14%, hay 198 USD/tấn, lên 4.985 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 4,04%, hay 191 USD/tấn, đạt 4.923 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica trong hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 2,16%, hay 6,4 xu Mỹ/Ib, lên 302,1 xu/Ib. Hợp đồng giao tháng 5/2025 tăng 2,2%, hay 6,45 xu/Ib, đạt 299,6 xu/Ib (1 lb = 0,4535 kg).Như vậy, giá cà phê đã kéo dài đợt tăng mạnh sang tuần thứ ba liên tiếp. Đà tăng này được hỗ trợ bởi những lo ngại về nguồn cung tại hai quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam.

Tại Brazil, Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã hạ dự báo sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2024-2025 xuống mức 66,4 triệu bao, thấp hơn tới 3,5 triệu bao so với dự báo trước đó là 69,9 triệu bao và chỉ nhỉnh hơn một chút so với con số 66,3 triệu bao của niên vụ 2023-2024. Nguyên nhân của quyết định hạ dự báo sản lượng này là do tình trạng thiếu mưa và nhiệt độ cao hơn bình thường.

Tại Việt Nam, giá cà phê hôm nay (23/11) đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, dao động trong khoảng 117.000 – 117.500 đồng/kg – mức cao nhất trong gần hai tháng trở lại đây./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên trung ương khóa XIV

Chiều 25/11, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Bế giảng lớp Bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. 

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11).

Nâng cấp Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Malaysia: Động lực to lớn cho cả hai nước

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã có cuộc trao đổi với ông Collins Chong Yew Keat - chuyên gia phân tích về Ngoại giao và An ninh, trường Đại học Malaya.

Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.

Phủ nhận các luận điệu cho rằng bảo tàng lịch sử quân sự gây tốn kém, lãng phí

Những ngày gần đây, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam tọa lạc tại Đại lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội bởi hình ảnh hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan mỗi ngày. Đây là một tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh nhiều bảo tàng khác luôn vắng khách, phản ánh nhu cầu tìm hiểu của công chúng đối với truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa quân sự kết tinh trong hệ thống hiện vật được trưng bày, đồng thời cũng chứng minh sự cần thiết và ý nghĩa của bảo tàng này đối với công chúng.

Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia

Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21- 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia. Sau đây là nội dung phỏng vấn.