Thích ứng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các quốc gia Hồi giáo lớn, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh và thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất trong nước.
Gian hàng của Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Malaysia tham gia Triển lãm Halal quốc tế 2024.
 Ảnh: Hằng Linh/TTXVN

 Hơn nữa, nhiều thị trường Hồi giáo sẵn sàng mở cửa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Vì vậy, việc thích ứng với những quy định mới của thị trường này sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nhận định từ các chuyên gia, thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm cho doanh nghiệp Việt. Hiện tại, có 57 quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), hơn 2 tỷ người Hồi giáo, chiếm 25% dân số thế giới và có tốc độ phát triển 2,9%/năm. Đây là thị trường có văn hóa kinh doanh đặc biệt và thường yêu cầu phải có chứng nhận Halal với ngành hàng thực phẩm.

Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025; trong đó, khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương hiện nay tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới.

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của thị trường Halal toàn cầu và những tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực, tập trung phát triển ngành Halal: Xây dựng định hướng chiến lược về phát triển ngành Halal đến năm 2030; trong đó, có Đề án về “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”; Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia, hoàn thiện các quy định pháp lý và tiêu chuẩn về Halal quốc gia; Ký một số thỏa thuận hợp tác về Halal với các đối tác Hồi giáo và phi Hồi giáo. Cùng đó, các cơ quan từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội ngày càng quan tâm đầu tư, sản xuất và mở rộng xuất khẩu sang thị trường Halal toàn cầu.

Đại diện Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (ISAWAAS) cho biết, theo tiếng Ả Rập, "Halal" có nghĩa là "cho phép" hoặc “hợp pháp” theo quy định của kinh Qur'an và luật Sharia của Hồi giáo. Halal không chỉ đơn thuần liên quan đến sản phẩm không chứa cồn, không chứa thịt lợn hoặc các sản phẩm từ thịt lợn và việc giết mổ theo nghi lễ Hồi giáo. Phạm vi của Halal rộng hơn, nhấn mạnh tính trong sạch của sản phẩm, gần nhất với trạng thái tự nhiên.

Ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, trong năm 2024, ngành công nghiệp Halal được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh tại các thị trường châu Á, Trung Đông và châu Phi. Các xu hướng Halal năm nay sẽ góp phần định hình lại môi trường kinh doanh Halal toàn cầu, tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới. Xu hướng xây dựng chuỗi giá trị Halal hiện nay là thị trường Halal đang chuyển dịch từ tư duy chỉ quan tâm tới sản phẩm Halal sang xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng Halal.

Cụ thể, các tiêu chuẩn Halal cần được mở rộng kiểm soát từ nguồn gốc, xuất xứ đến nơi người tiêu dùng mua hàng như các nhà bán lẻ, nhà hàng, mua sắm trực tuyến. Doanh nghiệp và bên cung ứng cần xây dựng thương hiệu Halal uy tín trên cơ sở chất lượng sản phẩm và chất lượng của toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh Halal; xây dựng lộ trình thực tế để triển khai chuỗi giá trị Halal. Một số sản phẩm đặc biệt đạt chuẩn Halal là sữa (bò, cừu, lạc đà, dê), mật ong, cá, rau tươi hoặc hoa quả khô; các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ… các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, đơn cử như Indonesia có quy định các sản phẩm Halal xuất khẩu sang nước này phải có chứng nhận do tổ chức đã đăng ký với Cơ quan bảo lãnh sản phẩm Halal (BPJPH). Đây là một cơ quan được hình thành dưới sự bảo trợ của Bộ Tôn giáo Indonesia. Theo Thông báo số 3737 của BPJPH ban hành ngày 8/8/2023, từ ngày 18/10/2024, thực phẩm và đồ uống nhập khẩu, lưu thông và kinh doanh tại Indonesia phải có chứng nhận Halal, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Bà Đào Thị thu Trang, Giám đốc Hợp tác xã Thực Phẩm Xanh (Phú Thọ) bày tỏ, hợp tác xã vẫn băn khoăn khi chuyển từ chứng nhận Halal Jakim, Halal Mui sang chứng nhận Halal BPJPH. Các thành viên cũng lo lắng về chi phí chứng nhận và chi phí duy trì chứng nhận Halal.

Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm có chứng nhận Halal BPJPH mới đối với mảng thực phẩm, đồ uống tuy có thời hạn 1 năm nhưng có thuận lợi là giúp doanh nghiệp, hợp tác xã có thể tiêu thụ được ở nhiều nước, trừ Malaysia, GCC, Thổ Nhĩ Kỳ.

Để thâm nhập vào thị trường Halal, các chuyên gia khuyến cáo sản phẩm của Việt Nam từ thực phẩm, đồ uống, thời trang may mặc phải sản xuất theo quy trình, đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn và được chứng nhận đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Halal. Việt Nam cần tập trung vào một số nhóm biện pháp chính gồm hỗ trợ kết nối địa phương, doanh nghiệp với đối tác, thị trường Halal toàn cầu trong lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược và mỹ phẩm.

Đồng thời, Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách quản lý nhà nước về Halal, tối ưu hóa quy trình chứng nhận, thúc đẩy thừa nhận, công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quản lý nhà nước liên quan đến Halal, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn Halal quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Halal quy mô lớn và phục vụ xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.

Cùng đó, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác, các thỏa thuận công nhận và thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal, qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Halal toàn cầu. Ngoài ra, đẩy mạnh các đối tác khu vực, quốc tế đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan Halal, nhất là về nông nghiệp, du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, dược và mỹ phẩm, các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan đến Halal (công nghệ, dây chuyền sản xuất, hậu cần…).

Đặc biệt, quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu Halal Việt Nam và mở cửa thị trường cho sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trao đổi văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và tiềm năng hợp tác trong phát triển ngành Halal tại Việt Nam./.

Tin liên quan

Bắt kịp xu hướng để dệt may Việt Nam vươn xa

Trong những năm qua, ngành dệt may nước ta đã tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để lấp dần khoảng trống do phần cung thiếu hụt, chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng hàm lượng sáng tạo. Những nỗ lực này là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu xanh toàn cầu để giữ vững lợi thế của một ngành đóng góp khoảng 20% GDP của cả nước.

Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD

Thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang quyết tâm thúc đẩy đà tăng trưởng, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, đối với xuất khẩu rau quả cũng đang tăng tốc nước rút về đích. Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định: Xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt 7,5 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Tránh tạo cơ chế “xin-cho” trong đầu tư công

Các địa phương trên cả nước đang tăng tốc, dồn sức với quyết tâm cao nhất đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, để đạt được mục tiêu, trong quý IV/2024, các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần quyết liệt tháo gỡ những vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách quy định liên quan đến các thủ tục về đất đai, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nhất là có cơ chế tháo gỡ, điều phối chung gỡ những điểm nghẽn về nguồn vốn kết hợp, ODA.

Những nội dung chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chất vấn và trả lời chất vấn luôn là hoạt động giám sát được cử tri, Nhân dân, các đại biểu Quốc hội và báo chí quan tâm, theo dõi và kỳ vọng. Theo chương trình dự kiến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong 2 ngày 11 và 12/11, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. 3 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp thứ 8 là: Lĩnh vực ngân hàng; lĩnh vực y tế và lĩnh vực thông tin và truyền thông. 

Đảng đổi mới đưa đất nước vươn mình

Hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Và hiện tại, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới thì yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng để dẫn dắt dân tộc bước vào “kỷ nguyên vươn mình” đang đặt ra cấp bách.

Lật tẩy màn kịch “khóc mướn, kêu oan” sau chiêu bài vi phạm quyền tự do, dân chủ

Sau khi TAND thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự đối với Đường Văn Thái (HĐXX tuyên phạt Thái 12 năm tù giam, quản chế 3 năm), các thế lực thù địch lại giở chiêu trò tung tin xuyên tạc, chống phá, đánh tráo bản chất vụ việc.

Tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; đồng thời nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định cho thành công củaphong trào này.