Thủ tướng làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thủ tướng làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã và đang phát triển tích cực trên tất cả lĩnh vực. Trong đó, kinh tế - thương mại - đầu tư là trụ cột quan trọng thúc đẩy tổng thể quan hệ song phương. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 134,6 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2024, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam ước đạt 11,94 tỷ USD với trên 1.400 dự án. Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Hoa Kỳ, tổng vốn đầu tư hơn 1,36 tỷ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Hoa Kỳ tại khu vực ASEAN.

Tại cuộc làm việc, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí của Chính phủ Việt Nam trong việc thường xuyên có các cuộc gặp, làm việc, lắng nghe, tháo gỡ các điểm nghẽn thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ; môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Gần đây, Việt Nam rất chủ động, tích cực để thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.

Đại diện phía Hoa Kỳ đề nghị phía Việt Nam tiếp tục cải cách trong giải quyết thủ tục hành chính; tháo gỡ các rào cản phi thuế quan; vấn đề liên quan đến thuế, phí, lệ phí; đảm bảo điều kiện về hạ tầng; tăng cường quản lý, giám sát doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch, xuất xứ hàng hóa; khẩn trương thực hiện thỏa thuận mà hai bên đã ký kết; giải quyết một số vấn đề tại các dự án cụ thể…

Cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trao đổi, giải đáp và chỉ đạo tiếp thu, giải quyết ngay và triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất chính đáng của doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Chia sẻ về những nỗ lực, chủ động, tích cực của Việt Nam trong thúc đẩy phát triển thương mại công bằng, bền vững với Hoa Kỳ, Thủ tướng mong muốn các bạn Hoa Kỳ có tiếng nói với chính quyền Tổng thống D. Trump về nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để hai bên sớm đạt được thỏa thuận về thuế quan có lợi cho cả hai bên, vì lợi ích nhân dân, doanh nghiệp hai nước, phục vụ lợi ích lâu dài của hai đất nước, hai dân tộc.

Thủ tướng cho biết, trước những khó khăn liên quan căng thẳng thương mại toàn cầu, Việt Nam coi đây là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc thương mại theo hướng công bằng, bền vững; thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Việt Nam đã chủ động giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ và doanh nghiệp Hoa Kỳ; kiên quyết đấu tranh, chống gian lận thương mại; tích cực cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, giảm chi phí thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quan điểm: “Chính phủ giữ vai trò kiến tạo; doanh nghiệp là trung tâm; thể chế là động lực; hạ tầng là nền tảng” để “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”. Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ để doanh nghiệp hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả bền vững tại Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

Đối với bất kỳ du khách nào đặt chân đến thành phố Tel Aviv sôi động, Bảo tàng Ben Gurion là điểm đến không thể bỏ qua, đặc biệt với những ai muốn khám phá sâu sắc lịch sử và di sản của Israel. Nơi đây không chỉ là một bảo tàng thông thường, mà còn là một di tích sống động, tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của David Ben Gurion, người sáng lập Nhà nước Israel và là Thủ tướng đầu tiên của quốc gia này.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế, đồng thời là minh chứng sinh động cho chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo – một quyền con người cơ bản đã và đang được tôn trọng, bảo vệ và phát huy trong thực tiễn.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ góp ý cho các dự án Luật

Chiều ngày 12/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Dự án Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đặc biệt là về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bốn nhiệm vụ cấp bách triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân (phần 4 và hết)

Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách sau đây: Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách.