Thúc đẩy các dự án, chương trình phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Các cấp, ngành đã rất nỗ lực khắc phục những khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và trong 9 tháng qua (từ tháng 1- 9), tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam có rất nhiều kết quả rất tích cực.


Quang cảnh Hội nghị. 
Ảnh: Việt Đức – TTXVN

Sáng 1/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua; việc thực hiện các quy định liên quan trong công tác phi chính phủ nước ngoài cũng như trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Tham dự hội nghị có có đại diện các cơ quan thành viên của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ, cùng gần 200 đại biểu đại diện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có những chia sẻ khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay. Các cấp, ngành đã rất nỗ lực khắc phục những khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và trong 9 tháng qua (từ tháng 1- 9), tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam có rất nhiều kết quả rất tích cực. Cụ thể như, GDP 9 tháng qua tăng trưởng gần 7% (6,82%).

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, phát biểu tại Hội nghị. 
Ảnh: Việt Đức – TTXVN

Về mặt xã hội, chính sách giảm nghèo được triển khai một cách hiệu quả. Tới hết tháng 9 năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93%. Bên cạnh đó, chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên, Việt Nam đã kiểm soát tốt các dịch bệnh; chất lượng giáo dục các cấp được nâng lên và chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiện nay xếp hạng 44/132, tăng so với năm 2022.

Trong bối cảnh kinh tế-xã hội có những biến chuyển tích cực, đối ngoại của Việt Nam trong 9 tháng vừa qua cũng chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ, với những hoạt động ngoại giao hết sức sôi động của Lãnh đạo Việt Nam.

Việt Nam hiện có quan hệ với 194 quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có các nước lớn, nước phát triển. Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN và 70 cơ chế đa phương khác; có quan hệ thị trường với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là những con số thể hiện mức độ phát triển đối ngoại sâu rộng của Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng nhấn mạnh, khi thiết lập các quan hệ đối tác, trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và các nước luôn nhấn mạnh đến thúc đẩy giao lưu nhân dân, thúc đẩy phát triển con người. Đây chính là lĩnh vực mà Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đang thực hiện.

Trong bối cảnh đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong khoảng 1 năm qua đã tổ chức 10 sự kiện gặp gỡ bạn bè quốc tế; gần nhất ngày 22/9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp gỡ bạn bè Hoa Kỳ ở New York. Đây là những hoạt động ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Việt Nam đối với công tác đối ngoại nhân dân.

Cảm ơn sự đồng hành, hợp tác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Hùng đề nghị, trong thời gian tới, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp tục hợp tác, tham vấn, trao đổi với các cơ quan trong cơ chế Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong xác định, xây dựng chiến lược, kế hoạch hỗ trợ phát triển cho Việt Nam cũng như phản ánh để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng khẳng định, một trong những ưu tiên công tác của Liên hiệp và Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với công tác phi chính phủ nước ngoài thời gian tới là thúc đẩy các dự án phát triển, các chương trình phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; cải thiện hơn nữa các thủ tục hành chính cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đại diện Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chia sẻ về tình hình công tác phi chính phủ nước ngoài; đại diện Bộ Công an chia sẻ thông tin về thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến con dấu; đại diện Cục Thuế Hà Nội chia sẻ Quyết định số 06/2016/QĐ-TTg ngày 22/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Các đại biểu cũng có những trao đổi, thảo luận với các đại diện cơ quan tham gia cơ chế Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài./.

Tin liên quan

Việt Nam sẵn sàng hợp tác phát triển đô thị bền vững

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 24/10 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Diễn đàn toàn cầu về định cư lần thứ 19 với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới và vai trò lãnh đạo ở địa phương vì một tương lai bền vững của các đô thị”.

Các FTA Việt Nam tham gia (tính đến tháng 10/2024)

Tính đến tháng 10/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi 17 FTA và đang đàm phán 2 FTA khác. Việc tham gia ngày càng nhiều FTA không chỉ cho thấy quyết tâm hội nhập sâu rộng của Việt Nam mà còn tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng GDP và hoàn thiện thể chế.

Tin cùng chuyên mục

Xelex Việt Nam ra mắt sản phẩm công nghệ mới tại thị trường Mỹ

Sáng 30/10 (giờ địa phương), tại công ty công nghệ Practical, bang Maryland (Mỹ) đã diễn ra buổi giới thiệu sản phẩm máy tính xách tay/máy tính bảng mang tên Latimer do Tập đoàn Xelex của Việt Nam thiết kế và sản xuất. Đây là sản phẩm công nghệ kết hợp giữa các nhà sáng tạo Mỹ và Việt Nam, qua đó phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.

Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỷ lục ghép tim xuyên Việt

Ngày 30/10/2024, Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên Huế) vừa thực hiện thành công ca ghép tim thứ 13, mang lại sự sống cho một bệnh nhân nam suy tim giai đoạn cuối. Qua đó, bệnh viện xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt với thời gian đưa tim vào lồng ngực người nhận đến lúc tim đập trở lại ngắn nhất (>50 phút).  

Các FTA Việt Nam tham gia (tính đến tháng 10/2024)

Tính đến tháng 10/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi 17 FTA và đang đàm phán 2 FTA khác. Việc tham gia ngày càng nhiều FTA không chỉ cho thấy quyết tâm hội nhập sâu rộng của Việt Nam mà còn tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng GDP và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng dự Khai trương Văn phòng FPT tại Trung Đông

Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, ngày 30/10, giờ địa phương, tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự Lễ khánh thành trụ sở và khai trương Văn phòng của Tập đoàn FPT khu vực Trung Đông tại Saudi Arabia.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai

Từ ngày 29-31/10, tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Saudi Arabia đã diễn ra Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 với chủ đề "Chân trời vô tận: Đầu tư hôm nay, định hướng tương lai". Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng; đồng thời giải đáp nhiều vấn đề đại biểu quan tâm.

Hiện thực hóa xây dựng 3.000 km đường cao tốc năm 2025

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu tập trung nguồn lực, đẩy mạnh thi công 28 dự án dự án/dự án thành phần với chiều dài 1.172 km để sớm về đích, góp phần hoàn thành đồng bộ 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025. Theo kế hoạch, đến 30/4 năm sau sẽ có 6 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác, hình thành trục cao tốc trải dài từ Lạng Sơn đến Đà Nẵng, đánh dấu cột mốc quan trọng đến cuối năm 2025 sẽ thông toàn bộ tuyến cao tốc từ Bắc đến Nam, mở ra kỷ nguyên đột phá về hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.