Tinh gọn tổ chức bộ máy là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn
Tinh gọn bộ máy là một cuộc cách mạng hành chính sâu rộng, thận trọng và kiên trì – xuất phát từ yêu cầu bức thiết của thực tiễn phát triển đất nước và được đặt trong tổng thể tiến trình đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) trong ngày đầu vận hành thử nghiệm. 
Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Những thành tựu to lớn, vĩ đại và khá toàn diện đã đạt được sau 40 năm đổi mới, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đem đến cơ hội lịch sử đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực tiễn đó cũng đặt ra cho Việt Nam yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới. Dù vậy, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị vẫn không ngừng lan truyền các luận điệu xuyên tạc, phản động, bóp méo bản chất của vấn đề, nhằm gây hoài nghi trong nhân dân, kích động tâm lý bất mãn, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cản bước phát triển của đất nước. Chúng lan truyền hàng loạt thông tin, bài viết, video clip với những nội dung “sáp nhập là cách Đảng muốn thanh trừng phe cánh”; "cơ cấu bộ máy nhà nước nói là tinh gọn nhưng không thay đổi mà chỉ chuyển người từ chỗ này sang chỗ khác, chỉ gây tốn kém, phức tạp"; "việc tinh giản biên chế ở Việt Nam chỉ là hình thức, mị dân”...

Trước hết, tình trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng không chỉ là vấn đề kỹ thuật tổ chức, mà ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng tới quyền lợi của người dân, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ quan đầu mối là yêu cầu cấp thiết để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Trung tâm phục vụ hành chính công phường Đống Đa, Hà Nội. 
Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Thêm vào đó, gánh nặng tài chính mà bộ máy cồng kềnh gây ra là rất lớn. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ (công bố năm 2023), tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là khoảng 2,5 triệu người, trong đó viên chức sự nghiệp chiếm phần lớn. Chi thường xuyên cho bộ máy hành chính, trong đó có tiền lương, phụ cấp và chi phí hoạt động, đang chiếm một phần đáng kể trong ngân sách nhà nước. Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, trong nhiều năm liền, chi thường xuyên luôn chiếm khoảng 65–70% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó phần lớn là chi trả lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đây là gánh nặng không nhỏ đối với nền tài chính quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta cần ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu như dịch bệnh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng. Trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế, việc tinh giản bộ máy là điều kiện tiên quyết để giảm áp lực tài chính và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.

Khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, thì nền hành chính công hiện đại, minh bạch, linh hoạt là yếu tố then chốt để thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hơn nữa, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số trong nhưng năm tiếp theo để hiện thực hóa quyết tâm đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Một bộ máy cồng kềnh, trì trệ sẽ không thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại số và xu hướng quản trị hiện đại.

Ngoài ra, tinh giản bộ máy còn là bước đi cần thiết trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khi bộ máy được sắp xếp hợp lý, trách nhiệm rõ ràng, cơ chế giám sát minh bạch, thì những kẽ hở cho tham nhũng sẽ bị thu hẹp. Đồng thời, đây cũng là cách để củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Sự thật rõ ràng như vậy, song các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị vẫn trắng trợn xuyên tạc. Chúng rêu rao rằng đổi mới ở Việt Nam là đổi mới nửa vời vì không đổi mới chính trị và cải tổ hệ thống chính trị thì việc hợp nhất bộ máy không giải quyết gì… Đây là sự ngụy biện nguy hiểm, đánh tráo khái niệm nhằm phủ nhận nỗ lực cải cách thực chất và bài bản của Việt Nam, là sự xuyên tạc có chủ đích, mang tính kích động, nhằm làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đổi mới đang đi.

Trong suốt gần 40 năm kể từ công cuộc Đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, hứng chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động, đầy tiềm năng và triển vọng hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đến năm 2024, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 476 tỷ USD, trở thành một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD năm 1988 lên gần 5.000 USD năm 2024. Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Xuất khẩu đạt trên 405,53 tỷ USD, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 20 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi đóng góp hơn 40% GDP. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% năm 1986 xuống dưới 3% hiện nay (theo chuẩn nghèo đa chiều). Đồng thời, quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện, bảo hiểm y tế bao phủ trên 92% dân số…

Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có 18 đối tác chiến lược và toàn diện. Việt Nam là thành viên năng động trong các tổ chức quốc tế, tích cực đóng góp vào hòa bình, hợp tác khu vực và toàn cầu. Việc tổ chức thành công các sự kiện lớn như Hội nghị cấp cao ASEAN, WEF, APEC, hay đảm nhận hai nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là minh chứng cho uy tín ngày càng lớn của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thành quả sau 40 năm đổi mới là bằng chứng hùng hồn nhất phản bác những luận điệu xuyên tạc cho rằng Việt Nam “đổi mới nửa vời” vì chưa cải cách hệ thống chính trị. Thực tế chứng minh rằng Việt Nam đổi mới chính trị một cách có nguyên tắc, phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và thực tiễn phát triển của đất nước. Không thể có một Việt Nam phát triển, ổn định và hội nhập quốc tế như ngày nay nếu không có sự đổi mới về tư duy chính trị, về tổ chức bộ máy, về pháp luật và quản lý nhà nước. Đổi mới chính trị là một phần then chốt trong mô hình đổi mới toàn diện mang bản sắc Việt Nam.

Lịch sử chứng minh rằng: mọi cuộc cách mạng chân chính, dù là về chính trị, kinh tế hay xã hội, đều cần đến sự hy sinh – thậm chí là hy sinh rất lớn. Cuộc cách mạng tinh giản bộ máy, đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay cũng không phải ngoại lệ. Sự hy sinh ở đây là sự từ bỏ vị trí, quyền lợi, sự ổn định của cá nhân vì lợi ích lớn hơn: sự vận hành hiệu của bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả – phục vụ tốt hơn cho nhân dân và doanh nghiệp. Hàng chục nghìn cán bộ, công chức, viên chức đã chấp nhận rời vị trí, chuyển công tác, nghỉ hưu trước tuổi hay từ chối tái bổ nhiệm, không phải vì họ yếu kém, mà vì họ đặt cái chung lên trên cái riêng, hiểu rằng một bộ máy cồng kềnh sẽ kìm hãm sự phát triển của cả đất nước. Tuy nhiên, trên tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau" Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện để người rời vị trí nhận được sự hỗ trợ tài chính, được chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội.

Trung tâm phục vụ hành chính công xã biên giới Sì Lở Lầu (Lai Châu) phục vụ người dân đến làm thủ tục. 
Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Tinh gọn bộ máy nhà nước không phải là một sự thay đổi hình thức hay mang tính đối phó, càng không phải là “đổi mới nửa vời” như những luận điệu xuyên tạc mà các thế lực thù địch cố tình reo rắc. Trái lại, đây là một cuộc cách mạng hành chính sâu rộng, thận trọng và kiên trì – xuất phát từ yêu cầu bức thiết của thực tiễn phát triển đất nước và được đặt trong tổng thể tiến trình đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì vậy, chúng ta cần kiên quyết phản bác những luận điệu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền làm rõ bản chất con đường đổi mới ở Việt Nam: toàn diện, có lộ trình, có chiều sâu và vì lợi ích lâu dài của nhân dân và dân tộc./.

Tin liên quan

Xử lý tài sản công dôi dư, đảm bảo công tác cán bộ sau sắp xếp

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều ngày 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, cùng với các vấn đề về công tác cán bộ và nguồn nhân lực trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy và sáp nhập đơn vị hành chính.

Dấu ấn lịch sử trong kỷ nguyên mới

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dấu mốc có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu khởi đầu cho tiến trình cải cách thể chế sâu rộng, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị quốc gia.

Tiền đề cho Việt Nam phát triển trong thời gian tới khi bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển sang mô hình địa phương 2 cấp là bước cải cách thể chế hành chính có tính lịch sử cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc tái cấu trúc bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và gần dân hơn. Điều này đã thu hút sự quan tâm của người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Indonesia.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 tiên phong tại Hội nghị BRICS

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 tại thành phố Rio de Janeiro, Cộng hoà Liên bang Brazil, tối ngày 6/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế, tài chính và trí tuệ nhân tạo. Trong đó, Thủ tướng đề xuất 3 tiên phong chiến lược đối với BRICS và các nước đối tác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 tiên phong tại Hội nghị BRICS

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 tại thành phố Rio de Janeiro, Cộng hoà Liên bang Brazil, tối ngày 6/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế, tài chính và trí tuệ nhân tạo. Trong đó, Thủ tướng đề xuất 3 tiên phong chiến lược đối với BRICS và các nước đối tác.

Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế

Ngày 6/7, tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, với 2 nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008-2009, 2020-2021), với những sáng kiến về hòa bình, bảo vệ phụ nữ, trẻ em trong xung đột, thúc đẩy hòa giải khu vực.

Tiền đề cho Việt Nam phát triển trong thời gian tới khi bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển sang mô hình địa phương 2 cấp là bước cải cách thể chế hành chính có tính lịch sử cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc tái cấu trúc bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và gần dân hơn. Điều này đã thu hút sự quan tâm của người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Indonesia.

Doanh nghiệp Thụy Sĩ đặt nhiều kỳ vọng vào trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam

Theo Nghị quyết số 222/2025/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 27/6 và dự kiến có hiệu lực từ 1/9, Việt Nam sẽ thành lập và vận hành trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, trong đó sẽ thử nghiệm có kiểm soát tài sản số, sandbox... Đây là một phần quan trọng trong bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam nhằm xây dựng các trung tâm tài chính hiện đại song hành với công cuộc cải cách hành chính quan trọng đang diễn ra. Điều này không chỉ thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước mà còn của các doanh nghiệp quốc tế, trong đó có doanh nghiệp ở Thụy Sĩ.

Thủ tướng làm việc với các Tập đoàn kinh tế lớn của Brazil

Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil, sáng6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: hàng không; sản xuất nhiên liệu sinh học; nông nghiệp; chế biến, phân phốithực phẩm…

Ý Đảng, lòng Dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Bác đã khái quát lại một cách hết sức dung dị: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.