Tình hữu nghị Việt - Trung được truyền mãi cho thế hệ mai sau
Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam, Trung Quốc là một trong những nước giúp Việt Nam về vũ khí trang bị, hậu cần, kỹ thuật và cả về nhân lực. Những cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc từng giúp đỡ cách mạng Việt Nam giờ đây đều đã ngoại lục tuần, tóc đã bạc nhưng họ vẫn tiếp tục những công việc thầm lặng để vun đắp cho tình hữu nghị hai nước.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ông Hoàng Bách Thu - cựu chiến binh người Quảng Tây, cho biết ông đã tham gia giúp cách mạng Việt Nam trong 5 năm, Việt Nam đã để lại nhiều tình cảm sâu đậm đối với ông. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ về nước, ông đã dành 30 năm thu thập tài liệu về quan hệ hai nước, viết 22 quyển sách cho các thế hệ sau, nhằm tiếp tục kế thừa tình hữu nghị Trung-Việt. Ông Hoàng Bách Thu bộc bạch: “Việt Nam giành được độc lập và phát triển, chúng tôi cảm thấy rất vui mừng”. Ông bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu lớn là trở thành quốc gia phát triển vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Cũng là một cựu chiến binh từng tham gia giúp cách mạng Việt Nam, ông Trương Văn Bân - người Khu tự trị Nội Mông bồi hồi nhớ lại những tháng ngày đấu tranh cách mạng kề vai sát cánh với Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông bày tỏ những cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc từng tham gia giúp cách mạng Việt Nam luôn sẵn sàng phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy tình hữu nghị Trung-Việt để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Ông tâm sự: "Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao nhưng chúng tôi vẫn không quên sứ mệnh về tình hữu nghị Trung - Việt. Cả 3 thế hệ trong gia đình tôi đã dốc sức cho công tác này. Tôi mong muốn quan hệ song phương sẽ phát triển ngày càng tốt đẹp dưới định hướng của lãnh đạo cấp cao hai nước”.

Ông Vi Tiêu Nghị - con trai Thượng tướng Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc - nhấn mạnh hai nước Trung Quốc và Việt Nam có lịch sử truyền thống hữu nghị lâu đời. Do đó, trong điều kiện hiện nay, hai bên cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang vốn có, củng cố hơn nữa tình hữu nghị giữa hai nước, giúp đỡ và ủng hộ nhau cùng phát triển và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Các cựu chiến binh cũng như thân nhân của họ và cả các chuyên gia Trung Quốc mong muốn hai nước "núi liền núi, sông liền sông" sẽ luôn sát cánh cùng nhau, cùng viết nên chương mới cho tình hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc. Ngọn lửa của tình hữu nghị song phương sẽ được tiếp nối và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó giữa hai dân tộc. Với mong muốn ấy, người dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần cùng nhau củng cố vững chắc nền tảng xã hội cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược./.

Công Tuyên

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng và các đồng chí Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.  

Ký ức về chặng đường lịch sử gian khổ, vẻ vang và đầy tự hào

Ngày 15/12, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (CHLB Đức) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và 15 năm ngày thành lập hội Cựu Chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (22/12/2009 – 22/12/2024). Đây là dịp để những người lính Việt Nam đang sinh sống tại Đức cùng ôn lại chặng đường lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam, với những ký ức đầy gian khổ, nhưng cũng thật vẻ vang, tự hào.

Trí thức người Việt ở Australia: Chính phủ hành động quyết liệt, năng động và hiệu quả

“Sau khi trải qua một năm 2023 khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực” – đây là một trong những nhận định của Giáo sư Chu Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Việt Nam tại Đại học Quốc gia Australia, Phó Chủ tịch Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia – trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Sứ mệnh cao cả của người lính

Chiến tranh đã lùi xa gần năm mươi năm, nhưng trọng trách, nhiệm vụ của người lính chưa khi nào nhẹ nhàng hơn. Mang sứ mệnh cao cả của bộ đội Cụ Hồ, những chiến sỹ vẫn ngày đêm chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài cuối: Kinh tế tri thức là cốt lõi

Đông Nam Bộ, một khu vực được coi là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, đóng góp hơn 1/3 GDP và hơn 44% nguồn thu ngân sách của cả nước. Đây là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của cả nước trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khu vực này cần phải thực hiện những chuyển biến lớn, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Mọi chiến lược phát triển trong khu vực này cần phải lấy con người làm trung tâm, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống của nhân dân và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 3: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Khu vực Đông Nam Bộ, trái tim kinh tế của Việt Nam, đang thực hiện một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ trong công nghiệp hóa mà còn trong việc áp dụng các mô hình tăng trưởng sáng tạo và bền vững. Với chiến lược tập trung vào công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số, khu vực này không chỉ nâng cao năng lực sản xuất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Tháo ‘điểm nghẽn’ để bứt phá

Đông Nam Bộ, với vai trò là đầu tàu kinh tế quốc gia, đang đối diện với những cơ hội và thách thức lớn trong quá trình vươn mình. Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, khu vực này vẫn phải đối mặt với không ít "điểm nghẽn" trong hạ tầng giao thông, kết nối vùng và quá trình giải ngân đầu tư công. Để bứt phá và mở ra một kỷ nguyên phát triển mới, việc tháo gỡ những trở ngại này là nhiệm vụ cấp bách. Từ những dự án giao thông trọng điểm đến việc phát triển hạ tầng kết nối, Đông Nam Bộ đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một tương lai phát triển bền vững, đồng thời thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đạt mức tăng trưởng hai con số vào năm 2025.