Tôn vinh tiếng Việt: Lan tỏa tiếng Việt và hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè Mỹ
Dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau song cả Giáo sư Kiều Linh Caroline Valverde ở bang California và doanh nhân Katherine Lam ở bang Oregon đều có chung một mục tiêu là gin giữ tiếng Việt và quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè quốc tế để người Mỹ có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tích cực hơn về Việt Nam ngày nay.

Trong cuộc trao đổi gần đây với phóng viên TTXVN tại Mỹ, Giáo sư Kiều Linh, Giám đốc sáng lập Sáng kiến Nghiên cứu Việt Nam mới (New Vietnam Studies Initiative) tại Đại học California, cho biết do lớn lên tại Mỹ nên ban đầu tiếng Việt của bà rất hạn chế. Năm 1993, khi lần đầu quay về Việt Nam, bà đã có cơ hội học thêm tiếng Việt tại trường đại học. Bà nhớ lại, khi đó ở Mỹ hoàn toàn chưa có lớp dạy tiếng Việt, khác xa so với ngày nay khi đã có rất nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cùng với sự hỗ trợ của công nghệ cho việc dạy và học ngôn ngữ.

Theo nữ Giáo sư chuyên ngành nghiên cứu về người Mỹ gốc Á này, cùng với sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam và những nét văn hóa đặc sắc, ngày càng nhiều người – không chỉ người gốc Việt – quan tâm đến việc học tiếng Việt, trong đó có một bộ phận người Mỹ. Đặc biệt, cộng đồng người Việt sinh sống tại Mỹ qua nhiều thế hệ thường có mong muốn tìm hiểu về cội nguồn nên nhu cầu học tiếng Việt ngày càng tăng. Bà Kiều Linh mong muốn trong tương lai, Việt Nam cũng như các nước có đông người Việt sinh sống sẽ đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dạy tiếng Việt ở nước ngoài, bởi đây là nhu cầu thực chất cần được quan tâm. Giáo sư Kiều Linh cho biết hiện rất ít trường học tại Mỹ thực sự đầu tư bài bản cho các lớp dạy tiếng Việt, Vì thế, bà Kiều Linh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò chủ động của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong việc thúc đẩy và duy trì tiếng Việt. Bà mong muốn sẽ có sự phối hợp giữa cộng đồng với các tổ chức kiều bào và Chính phủ Việt Nam để có nguồn lực đầu tư xứng đáng cho công việc này.

Cũng theo nữ Giáo sư đã có đồ án Tiến sĩ nghiên cứu về Việt Nam và châu Á, đồng thời có hơn 20 năm giảng dạy tại Đại học UC Davis, phần lớn các lớp học tiếng Việt tại Mỹ hiện nay vẫn do cộng đồng tự tổ chức và thiếu tính hệ thống. Bản thân Giáo sư Kiều Linh cũng đang tự dạy tiếng Việt cho con nên cũng nhận thấy việc thiếu môi trường học đường với những tiết học bài bản sẽ không thực sự hiệu quả. Trong suốt 20 năm dạy tại Đại học UC Davis, năm nào Giáo sư Kiều Linh cũng đề xuất nhà trường đưa môn tiếng Việt vào chương trình giảng dạy. Có thời điểm đề xuất của bà đã được chấp thuận nhưng sau đó phải ngừng lại do thiếu kinh phí. Hiện trường UC Davis vẫn tiếp tục yêu cầu Giáo sư Kiều Linh tự tìm nguồn tài trợ nếu muốn mở lớp học tiếng Việt. Cách đây 30 năm khi còn là sinh viên, bà Kiều Linh từng cùng với cộng đồng và bạn bè vận động thành công Đại học California, Berkeley (UC Berkeley) cấp ngân sách mở lớp tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Sau này, bà sáng lập Viện Việt Nam Mới với mục tiêu giới thiệu về một Việt Nam hiện đại, năng động và giàu bản sắc

Cũng trong cuộc trao đổi, Giáo sư Kiều Linh cho rằng sau 50 năm thống nhất, Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng. Theo bà, tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác, cộng đồng người Việt luôn hướng về quê hương. Nhiều người mong muốn được về Việt Nam ăn Tết, thăm thân hoặc đầu tư kinh doanh. Nhiều người đã rời xa Việt Nam hàng chục năm, thậm chí từ thời thơ ấu, vẫn có ý định trở về sau khi nghỉ hưu. Nhiều người cùng thế hệ với Giáo sư Kiều Linh thậm chí còn đang nghiêm túc cân nhắc việc trở về Việt Nam sinh sống. Nữ Giáo sư cho rằng Việt Nam có rất nhiều điều thu hút người nước ngoài cũng như cộng đồng Việt kiều trở về sinh sống, làm việc hoặc du lịch dài ngày

Trong khi đó, từ góc độ doanh nghiệp, chị Katherine Lam – một doanh nhân người Mỹ gốc Việt tại bang Oregon – cho biết đây là bang đầu tiên ở Mỹ triển khai chương trình giảng dạy tiếng Việt tại các trường công lập, không chỉ giới hạn ở môn ngôn ngữ mà còn áp dụng tiếng Việt trong một số môn học khác. Đây là những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự đóng góp tích cực và bền bỉ của cộng đồng người Việt tại địa phương.

Cũng theo chị Katherine Lam, bang Oregon có tới 5 nghị sĩ gốc Việt đang tham gia nghị viện. Cách đây 2 năm, 5 nghị sĩ này đã phối hợp vận động thành công khoản tài trợ 2,5 triệu USD cho việc xây dựng trung tâm cộng đồng dành cho người Việt, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của bang. Ngoài ra, cộng đồng người Việt tại Oregon cũng để lại dấu ấn trong các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục và y tế.

Về quan hệ Việt Nam - Mỹ, doanh nhân Katherine Lam cho rằng kể từ khi 2 nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023, quan hệ song phương đã có những tiến triển nhất định. Hoạt động kinh doanh của công ty chị Katherine Lam cũng có thêm nhiều thuận lợi và phát triển mới. Chị đánh giá đây là tín hiệu rất tích cực đối với cộng đồng doanh nhân Việt kiều, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước./.

Kiều Trang – Hồng Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, truyền cảm hứng cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng để đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ thời gian qua và thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", "Anh hùng Lao động" cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 17/4/2025: Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay đầu tiên

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị. Ngày 17/4/2025, sân bay khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3.

Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư năm 2025: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Hội nghị Thượng đỉnh diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 -17/4/2025. Đây là hội nghị cấp cao đa phương về tăng trưởng xanh quy mô lớn nhất do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026, thể hiện cam kết mạnh mẽ, vai trò chủ động và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ P4G, cũng như trong nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Dự kiến Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện: Tuyên bố Hà Nội về tăng trưởng xanh, lấy con người làm trung tâm và Tuyên bố về tăng cường hợp tác giữa P4G và các tổ chức, cơ chế đa phương nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Sáng 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Thống nhất về nhận thức, tư tưởng vì lợi ích chung của đất nước

Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 21.000 điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và các điểm cầu cấp huyện, cấp xã, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng trong toàn quốc. Hội nghị cũng được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh và truyền hình trực tiếp nhằm lan tỏa mạnh mẽ các nội dung đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Tăng cường hợp tác quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục các hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đã đến thăm Đại đội Biên phòng Cửa khẩu Hữu Nghị Quan và tham quan Cửa khẩu thông minh tại Cửa khẩu Hữu Nghị Quan; đồng thời chứng kiến Biên đội tàu hải quân 2 nước báo cáo trực tuyến về công tác tuần tra liên hợp và nhận lệnh xuất phát thực hiện nhiệm vụ.

Diện mạo mới hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Từ nơi được coi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, mạng lưới hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120km đường cao tốc được đưa vào khai thác.