Sự đồng lòng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các đề án, chương trình đã mang đến một “sức bật” lớn cho kinh tế Kon Tum trong năm 2025, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026 – 2030 đầy kỳ vọng.
Cộng đồng doanh nghiệp nhận định còn nhiều rủi ro và thách thức có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, cần những bước đi chiến lược và triển khai các giải pháp phù hợp để kích thích và tận dụng cơ hội, vững vàng vượt đích.
Trên tinh thần của Công điện 102, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương thực hiện một số nội dung. Cụ thể như việc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương (kèm theo dự toán kinh phí, dự trù vật liệu chủ yếu) và đảm bảo các tiêu chí về quy mô diện tích, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.
Đến thời điểm hiện tại, toàn ngành ngân hàng thống kê sơ bộ có khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi) với hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại. Đây là thông tin mới nhất được Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú công bố chiều 20/9 tại Hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm trên 3.700 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; trên 26.000 con gia súc, trên 2,9 triệu con gia cầm bị chết. Đây cũng chính là thiệt hại về nguồn cung thực phẩm lớn cho cuối năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phản hồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lấy ý kiến góp ý đối với Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật.
Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 (bão Yagi) tại nhiều tỉnh thành phố, lãi suất cho vay sẽ giảm 1% đối với các khoản vay trung, dài hạn và giảm 0,5% đối với khoản vay ngắn hạn.
Ngay sau khi bão số 3 đi qua, Sư đoàn 3, Quân khu 1 đã nhanh chóng triển khai hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng chính quyền, địa phương huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đi đến các địa bàn bị thiệt hại, kịp thời khắc phục hậu quả sau bão, với phương châm nhanh chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Tại huyện Phong Thổ, nơi có nhiều điểm nguy cơ sạt lở ở khu vực biên giới, các chiến sĩ của đồn biên phòng Sin Suối Hồ, Sì Lờ Lầu, Vàng Ma Chải, Huổi Luông… luôn túc trực ở các điểm bản, nơi nguy cơ sạt lở để kịp thời hỗ trợ, sát cánh cùng người dân vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn.
Nước lũ sông Hồng đoạn qua Yên Bái dâng cao những ngày vừa qua đã gây ngập lụt tại nhiều nơi thuộc thành phố Yên Bái. Trước tình hình thiên tai khốc liệt, Công an tỉnh Yên Bái đã huy động tối đa lực lượng cùng phương tiện đang tích cực tham gia hỗ người dân di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Khi đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh, cũng là lúc hai tiếng “đồng bào” được ngân vang. Không ai bảo ai, hàng loạt người dân trên cả nước đã chung tay kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ bà con các địa phương đang “chìm trong biển nước”. Tại Thái nguyên, rất nhiều người dân khi nghe tin nơi đây cần giúp đỡ, đã bỏ hết mọi việc mang thuyền, bè, đồ cứu trợ đến hỗ trợ người dân nơi đây.
Những năm qua, Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer.
Mặc dù, kinh tế Việt Nam thời gian qua được đánh giá có nhiều điểm sáng, nhưng trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dự báo còn khó khăn khi việc tiếp cận vốn chưa hiệu quả, nhu cầu tại các thị trường trên thế giới tiếp tục suy giảm…