Để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng”.
Ước tính sẽ mất khoảng 3 năm nữa, người trồng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội mới có thể thay thế hết những cây đã chết vì ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua.
Tại các vùng lũ lụt, cuộc sống tạm bợ, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, môi trường ô nhiễm rất dễ gây ra các loại dịch bệnh. Người dân vùng lũ cần cảnh giác với những bệnh gì và cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh. Mời quý vị cùng lắng nghe BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Ngày 11/9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, "nhấn chìm" hoàn toàn diện tích trồng quất, khu dân cư làng Tứ Liên, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nhiều hộ dân chạy đua với thời gian, cố gắng cứu từng quây quất bị chìm trong biển nước...
Ngay sau khi bão số 3 đi qua, Sư đoàn 3, Quân khu 1 đã nhanh chóng triển khai hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng chính quyền, địa phương huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đi đến các địa bàn bị thiệt hại, kịp thời khắc phục hậu quả sau bão, với phương châm nhanh chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Tại huyện Phong Thổ, nơi có nhiều điểm nguy cơ sạt lở ở khu vực biên giới, các chiến sĩ của đồn biên phòng Sin Suối Hồ, Sì Lờ Lầu, Vàng Ma Chải, Huổi Luông… luôn túc trực ở các điểm bản, nơi nguy cơ sạt lở để kịp thời hỗ trợ, sát cánh cùng người dân vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn.
Nước lũ sông Hồng đoạn qua Yên Bái dâng cao những ngày vừa qua đã gây ngập lụt tại nhiều nơi thuộc thành phố Yên Bái. Trước tình hình thiên tai khốc liệt, Công an tỉnh Yên Bái đã huy động tối đa lực lượng cùng phương tiện đang tích cực tham gia hỗ người dân di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Khi đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh, cũng là lúc hai tiếng “đồng bào” được ngân vang. Không ai bảo ai, hàng loạt người dân trên cả nước đã chung tay kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ bà con các địa phương đang “chìm trong biển nước”. Tại Thái nguyên, rất nhiều người dân khi nghe tin nơi đây cần giúp đỡ, đã bỏ hết mọi việc mang thuyền, bè, đồ cứu trợ đến hỗ trợ người dân nơi đây.
Trước diễn biến phức tạp của lũ trên toàn miền Bắc, thực hiện lệnh của cấp trên, Quân chủng Phòng không - Không quân đã lên các phương án sử dụng máy bay cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Trong hàng trăm chuyến công tác của mình, với anh Việt Hải, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, chuyến đi Hà Giang đầu tháng 6/2024 là chuyến đi để lại nhiều cảm xúc mạnh mẽ. Tận mắt chứng kiến hành động quả cảm của chiến sĩ công an xông pha trong lũ dữ, cứu sống gia đình người dân, anh bày tỏ: Xin tri ân những “người hùng” trong hiểm nguy!