từ khóa: # sáp nhập

18 kết quả

Những lần sáp nhập tỉnh, thành phố từ 1975

Việt Nam đã trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, thành phố trong lịch sử. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, số lượng tỉnh, thành giảm từ 72 xuống còn 38 do sáp nhập. Sau đó, số lượng này lại tăng lên 63 tỉnh, thành vào năm 2008, và duy trì như vậy cho đến nay. Theo Nghị quyết của Quốc hội từ 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Ngày đầu thử nghiệm vận hành chính quyền hai cấp tại Quảng Ninh

Toàn bộ 54 phường, xã, đặc khu tại Quảng Ninh đã chính thức bước vào vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên (16/6) các cơ quan, đơn vị đang bắt nhịp để vận hành hiệu quả. Đây được xem là đợt tổng duyệt quan trọng để Quảng Ninh tự tin chuyển đổi sang mô hình mới đảm bảo thông suốt, hiệu quả, hiệu lực. Kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập (nếu có) khi bỏ cấp huyện, từ đó chấn chỉnh, khắc phục trước khi chính thức chuyển đổi sang mô hình mới.

Nghị định 178 - Kịp thời và nhân văn

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là yêu cầu cấp thiết để xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Quá trình thực hiện cuộc cách mạng này không tránh khỏi việc nhiều cán bộ, công chức, viên chức từng cống hiến nhiều năm trong bộ máy buộc phải rời vị trí công tác. Thấu hiểu và chia sẻ với những thiệt thòi ấy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2024, quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là sự hỗ trợ về mặt vật chất, mà còn là một thông điệp đầy nhân văn: “Mỗi người rời vị trí là một phần đóng góp quan trọng cho hành trình cải cách – và không ai bị bỏ lại phía sau”.

Sáp nhập các xã ở vùng cao Lai Châu

Thực hiện chủ trương sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số các xã: Giang Ma, Tả Lèng, Hồ Thầu của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu để thành lập xã mới có tên gọi Tả Lèng, cán bộ, công chức của các xã này đã chuẩn bị tâm thế bắt tay vào làm việc trong môi trường mới, điều kiện mới, hoàn cảnh mới và sẵn sàng cho nhiệm vụ mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cuộc cách mạng lịch sử: Những quyết sách chưa từng có tiền lệ

Gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đem đến cho nước ta những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo thế và đà để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu quả, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt “cuộc cách mạng” nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Lịch sử đã lựa chọn thời điểm đất nước vươn mình. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là một cuộc cách mạng lịch sử với những quyết sách chưa từng có tiền lệ.

Kiến tạo mô hình phát triển mới sau hợp nhất Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh

Sáng 3/6, tại tỉnh Bến Tre, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh và Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương gần đây; tình hình thực hiện Nghị quyết số 60 – NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Không để gián đoạn công việc vì sáp nhập

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu năm 2025 đã phần nào tác động đến tâm lý của một bộ phận cán bộ, công chức. Tuy vậy, thực hiện nghiêm chỉ đạo từ cấp trên là bộ máy hành chính vẫn phải vận hành, thậm chí “chạy” hết công suất để phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, tại xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường những ngày này, cán bộ, công chức địa phương vẫn ổn định tâm lý, tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao không để gián đoạn công việc khi tiến hành sáp nhập.

Quảng Bình đảm bảo hoạt động thông suốt khi sáp nhập

Thời điểm này, nhiều địa phương của tỉnh Quảng Bình đang tích cực triển khai phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, phường hướng tới xây dựng mô hình chính quyền hai cấp. Trong giai đoạn sáp nhập, tổ chức bộ máy, chính quyền địa phương vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo thống suốt phục vụ nhân dân.

Đề xuất áp dụng lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ. Dự thảo quy định UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa bàn xã, phường để lựa chọn và quyết định áp dụng mức lương tối thiểu cụ thể theo vùng đối với xã, phường. Theo đó, bảo đảm mức lương tối thiểu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp cơ sở không thấp hơn mức lương tối thiểu tương ứng với địa bàn do Chính phủ quy định hằng năm.

Không gián đoạn giải quyết thủ tục hành chính sau sáp nhập

Liên quan đến việc kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng Chính Phủ đã ký ban hành văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện để bảo đảm triển khai hiệu quả, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Ghi nhận tại các khu vực thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị thực hiện sắp xếp, tinh gọn.