Sau 75 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Cộng hoà Séc đã thiết lập nền tảng quan hệ vững chắc trên tinh thần tôn trọng và hợp tác hữu nghị trong nhiều lĩnh vực.
Các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu tôm cũng cần nhiều động lực mới về nguồn vốn, cũng như trình độ kĩ thuật để giữ được vị thế như những năm qua.
Trong bối cảnh, ngày càng nhiều thị trường ban hành quy định pháp luật về gỗ hợp pháp; trong đó có các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cế biến gỗ cần phải tăng cường quản trị chuỗi cung ứng, gắn với các tiêu chuẩn xanh, bền vững quốc tế để giảm rủi ro thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của gỗ Việt.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 70,53 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục mới trên 62 tỷ USD; giá trị xuất siêu cũng đạt kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng 53% đã đánh dấu mốc phát triển mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Nỗ lực đa dạng hoá thị trường, đổi mới công nghệ, tận dụng tốt sự dịch chuyển đơn hàng giúp ngành dệt may cán đích mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, tăng hơn 11% so với năm 2023 và sẵn sàng chinh phục mục tiêu 48 tỷ USD cho năm 2025 sắp tới.
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Access Partnership đã phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển xuất khẩu trực tuyến nhằm thu hút sự chú ý về vai trò ngày càng quan trọng của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2024 bứt phá, mang về hơn 62 tỷ USD và hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng trong năm tới. Đây là nội dung được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin tại Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/12.
Xuất khẩu tôm 11 tháng mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, xuất khẩu tôm năm 2024 dự báo sẽ đạt 4 tỷ USD.
Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với khoảng 97% sản lượng là cà phê Robusta, phần còn lại bao gồm cà phê Arabica và các giống đặc sản khác. Mặc dù lượng tiêu thụ cà phê trong nước đang tăng, nhưng xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.
Chỉ dẫn địa lý là công cụ hữu hiệu, đặc biệt với kinh doanh xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường và phát triển nhanh chóng nhờ chất lượng và uy tín của sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam gắn với bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.
Những biến động thị trường trong năm 2024 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động chế biến và xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, dù vừa làm vừa dõi theo các quy định và biến đổi thị trường của các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn tìm được cơ hội lội ngược dòng để về đích vượt mục tiêu.
Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các quốc gia Hồi giáo lớn, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh và thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất trong nước.
Thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang quyết tâm thúc đẩy đà tăng trưởng, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, đối với xuất khẩu rau quả cũng đang tăng tốc nước rút về đích. Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định: Xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt 7,5 tỷ USD.