Kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030
Nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo năm 2025, chiều ngày 20/5, tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về điều hành xuất khẩu gạo năm 2025 với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạọ…
Hội nghị về điều hành xuất khẩu gạo năm 2025. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Hội nghị đã đánh giá kết quả xuất khẩu gạo trong thời gian qua, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo cho người dân cả nước nói chung với giá có lợi nhất gắn với mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, bình ổn giá lúa, gạo trong nước và bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu trên 3,43 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 1,77 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng nhưng giảm 13,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá gạo xuất đạt 515 USD/tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.Về thị trường, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất, chiếm 43,3% trong tổng lượng và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Trước diễn biến thực tế tình hình xuất khẩu gạo, có những thời cơ, thách thức đang xen, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra các nhóm giải pháp trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo; trong đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về xuất khẩu gạo; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xuất khẩu gạo trong năm; kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030 cũng như tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng đàm phán ký kết thương mại với các nước về xuất khẩu gạo; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện…

Đặc biệt; trong đó, các địa phương chú trọng các nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất gắn với hình thành liên kết chuỗi giá trị giữa các tổ chức, hợp tác xã với doanh nghiệp xuất khẩu gạo; các doanh nghiệp, thương nhân cần đầu tư nâng cấp các trang thiết bị nhà xưởng chế biến sâu, cho ra những sản phẩm gạo chất lượng đi vào các thị trường khó tính; tiến tới đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, giảm thiểu rủi ro….

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết, với lợi thế về vị trí giao thông thủy bộ thuận lợi, sản xuất lúa gạo là thế mạnh địa phương, Tiền Giang có ngành xay xát chế biến lương thực xuất khẩu phát triển mạnh. Toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở xay xát chế biến lương thực xuất khẩu lớn, năng lực xay xát đạt khoảng 3 triệu tấn gạo/năm. Hàng năm, Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu gạo khoảng 100 triệu USD.Ông Lưu Văn Phi kiến nghị, để ngành hàng xuất khẩu gạo phát triển bền vững, các thương nhân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng vùng nguyên liệu, tạo nguồn cung ổn định, nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao năng lực chế biến cũng như đảm bảo về nguồn lực tài chính; tiến tới xây dựng thương hiệu và khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đồng thời, nhà nước cũng cần sửa đổi những quy định về xuất khẩu gạo cho phù hợp.Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ thêm, cùng với đưa ra các giải pháp nâng chất lượng, hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo, thông qua hội nghị, cơ quan quản lý cũng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, các đơn vị quản lý sẽ tiến hành cập nhật, điều chỉnh phù hợp tình hình thực tiễn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay./.

Tin liên quan

Ba kịch bản tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản

Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường vừa dự báo 3 kịch bản tác động của thuế quan Mỹ đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản. Hiện nay Mỹ là thị trường  xuất khẩu nông lâm thủy sản  (NLTS) lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Trung Quốc), chiếm 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS của Việt Nam.   

Xuất khẩu hồ tiêu tăng 58% về giá trị

Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng. Trong bối cảnh thương mại biến động, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng chủ động đa dạng thị trường nhằm giảm bớt phụ thuộc vào một vài đối tác truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 21/5, với 449/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,93% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Chiến lược "chuyển mình" của ngân hàng Việt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều bất ổn, đặc biệt là các nguy cơ liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ, ngành ngân hàng Việt Nam đang có những bước đi thận trọng nhưng quyết liệt nhằm vừa phòng ngừa rủi ro, vừa tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác kinh tế tài chính song phương

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đã dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự tại trụ sở Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.

Phấn đấu đạt 100% kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2025

Sáng 20/5, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt 100% kế hoạch; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường việc thực hiện giải ngân đầu tư công.