Phát triển đô thị phù hợp mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, đô thị, hạ tầng kỹ thuật khi triển khai, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Xây dựng chủ động định hướng tổng thể về quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị phù hợp mô hình mới này nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7. Ảnh minh họa: Quang Nhựt/TTXVN



Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Bộ Xây dựng định hướng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng mở, linh hoạt và sẽ sớm ban hành các thông tư, hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu triển khai hiệu quả các chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Việc chủ động nhận diện khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị giải pháp về quy hoạch đô thị, phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật mang tính hệ thống để thực hiện phù hợp mô hình chính quyền địa phương 2 cấp cũng rất cần thiết để việc hoàn thiện chính sách sát với nhu cầu thực tiễn.

Thời điểm hiện tại, cả nước có 900 đô thị từ loại loại V đến loại đặc biệt. Trong mỗi tỉnh, các đô thị gắn với đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp xã. Phạm vi ranh giới đô thị là ranh giới hành chính hoặc bao gồm cả khu vực dự kiến phát triển mở rộng. Trong phạm vi ranh giới này sẽ xác định chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý phát triển đô thị, kiến trúc cảnh quan, quản lý và cung cấp các dịch vụ hạ tầng đô thị. Các đô thị có thể tách rời cũng có tiếp giáp liền kề.

Dự kiến sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, khái niệm chung về đô thị sẽ có sự thay đổi; trong đó, cấp cơ sở gồm khoảng hơn 700 phường có quy mô khác nhau về diện tích, dân số, mật độ dân số. Mỗi tỉnh sẽ gồm nhiều phường, xã và vẫn sẽ có các khu vực đô thị hóa. Mỗi khu vực đó có thể bao gồm 1 hoặc nhiều phường liền kề, mỗi phường có quy mô, tính chất, vai trò khác nhau.

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị… khi toàn quốc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cũng sẽ có những thay đổi.

Đáng chú ý, việc xác định các loại quy hoạch, cấp quy hoạch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là rất cần thiết. Do đó, cần có sự tham mưu hướng dẫn phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực quy hoạch, hướng dẫn thực hiện các phương án tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật thống nhất và đồng bộ nhằm đảm bảo việc quản lý, kiểm soát hiệu quả không gian phát triển đô thị, phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Lãnh đạo Sở Xây dựng nhiều địa phương cho rằng, cần thiết đánh giá trình độ chính quyền đô thị các xã, phường sau khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, kiến nghị Bộ Xây dựng tăng cường tập huấn, trang bị kiến thức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch, đô thị tại địa phương, đặc biệt là đối với cán bộ cấp xã, phường, có hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp các quy hoạch đã, đang lập.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đề xuất Bộ Xây dựng nghiên cứu, điều chỉnh bộ tiêu chí về phân loại đô thị, cũng như các nội dung về quản lý và cung cấp hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm cung cấp đồng bộ hạ tầng đô thị, cũng như các vấn đề phân cấp thẩm quyền đầu tư, quản lý, kiểm tra trong bối cảnh mới.

Ngày 12/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 11 khóa XIII, đề cập đến nhiều nội dung lớn về công tác tổ chức bộ máy nhân sự, sửa đổi Hiến pháp, phương án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, đồng ý tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp./.

Tin liên quan

Phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương

Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu đạt 100% kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2025

Sáng 20/5, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt 100% kế hoạch; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường việc thực hiện giải ngân đầu tư công.

Đề xuất trưởng và phó công an cấp xã được khởi tố một số tội danh

Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Luật này sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan.

‎Tăng mức phạt đối với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được nêu tại phiên toàn thể Quốc hội vào sáng 20/5 là việc dự kiến nâng mức phạt tiền lên gấp 2 lần đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả và một số tội danh liên quan. Bên lề Quốc hội, các đại biểu đều đồng tình bởi việc tăng mức phạt sẽ đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả, hàng kém, đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Bộ tứ trụ cột” Nghị quyết Trung ương giúp Việt Nam cất cánh

Sáng 18/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay, có thể gọi 4 Nghị quyết là “Bộ tứ trụ cột” để giúp chúng ta cất cánh. Đó là: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 68- NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 17/5/2025, với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Về hỗ trợ thuế, phí, các startup, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập trong 2 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế thu nhập trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu. Chuyên gia, nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu phát triển, startup, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo... được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 2 năm đầu, giảm 50% với 4 năm tiếp theo với khoản thu từ tiền lương, tiền công….

Chuyển đổi số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ internet di động tăng mạnh, đưa Việt Nam vào top 20 thế giới. 4 tháng năm 2025, cả nước xây dựng 11.500 trạm BTS; đã cấp phép, triển khai thí điểm internet vệ tinh. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp. Có tới 70% người tiêu dùng ở các thành phố lớn đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hằng ngày…

Đề án 06 mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá khái quát những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực (hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân đủ điều kiện; kích hoạt hơn 63,4 triệu tài khoản định danh điện tử; cung cấp 43 tiện ích trên ứng dụng VNeID, tăng 12 tiện ích so với cuối năm 2024; làm sạch 12,8 triệu dữ liệu giấy phép lái xe). Dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại (đã triển khai 58/76 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; 200 thủ tục hành chính có thể cắt giảm thành phần hồ sơ)...

Phong cách Bác Hồ - Phong cách nêu gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bác luôn nhắc nhở “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Theo Bác, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu, không chỉ nói miệng. Muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương thì cán bộ, đảng viên phải luôn không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “nói đi đôi với làm”; lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau; quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Bác là một tấm gương đạo đức mẫu mực, có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, phong cách, sự nghiệp cao cả của Người để lại cho Đảng ta, dân tộc, nhân dân ta những giá trị vô cùng to lớn, quý giá và mãi mãi trường tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, cách đây 135 năm.