Phấn đấu đạt 100% kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2025
Sáng 20/5, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt 100% kế hoạch; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu để đo lường việc thực hiện giải ngân đầu tư công.
Phấn đấu đạt 100% kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2025

Đến ngày 30/4/2025, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công gần 818 ngàn tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch; giải ngân đạt hơn 128 ngàn tỷ đồng, đạt 15,56 %.

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thảo luận nêu ra một số khó khăn, vướng mắc là nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như về: giải phóng mặt bằng; nguyên vật liệu; về đơn giá, định mức; chồng lấn về quy hoạch; quy trình, thủ tục…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được, đặc biệt là 10 bộ, cơ quan và 36 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước; đồng thời nhắc nhở và yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp, thâm chí chưa giải ngân kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.

Chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cần nghiêm túc khắc phục và các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Yêu cầu nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, các bộ, ngành và các địa phương phối hợp thúc đẩy giải phóng mặt bằng cho các dự án, đặc biệt các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát các quy định liên quan vốn ODA, sửa các quy định tránh thủ tục rườm rà, gây ách tắc các dự án; sửa đổi Luật đấu thầu theo hướng tăng cường trách nhiệm trong lựa chọn các nhà thầu, đấu thầu, song phải thông thoáng, dễ làm, đạt hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện các dự án các dự án giao thông, Thủ tướng Chính phủ lưu ý trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy, chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn và hồ sơ pháp lý phù hợp với thay đổi về địa giới hành chính và phân cấp, phân quyền, tránh ách tắc khi thay đổi đơn vị nhận vốn, chủ thể ký hợp đồng, quyết định đầu tư…

Yêu cầu phát huy vai trò của 7 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các Tổ công tác của bộ, ngành, địa phương về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị kỹ, tổ chức tốt Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trên cả nước chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Nhắc lại phương châm "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng thời gian tới, các khó khăn, vướng mắc, hạn chế sẽ được khắc phục hiệu quả; thực hiện đạt mục tiêu giải ngân đầu tư công như đã đề ra./.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất trưởng và phó công an cấp xã được khởi tố một số tội danh

Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Luật này sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan.

‎Tăng mức phạt đối với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được nêu tại phiên toàn thể Quốc hội vào sáng 20/5 là việc dự kiến nâng mức phạt tiền lên gấp 2 lần đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả và một số tội danh liên quan. Bên lề Quốc hội, các đại biểu đều đồng tình bởi việc tăng mức phạt sẽ đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả, hàng kém, đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Bộ tứ trụ cột” Nghị quyết Trung ương giúp Việt Nam cất cánh

Sáng 18/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay, có thể gọi 4 Nghị quyết là “Bộ tứ trụ cột” để giúp chúng ta cất cánh. Đó là: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 68- NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 17/5/2025, với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Về hỗ trợ thuế, phí, các startup, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập trong 2 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế thu nhập trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu. Chuyên gia, nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu phát triển, startup, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo... được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 2 năm đầu, giảm 50% với 4 năm tiếp theo với khoản thu từ tiền lương, tiền công….

Chuyển đổi số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ internet di động tăng mạnh, đưa Việt Nam vào top 20 thế giới. 4 tháng năm 2025, cả nước xây dựng 11.500 trạm BTS; đã cấp phép, triển khai thí điểm internet vệ tinh. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp. Có tới 70% người tiêu dùng ở các thành phố lớn đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hằng ngày…

Đề án 06 mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá khái quát những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực (hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân đủ điều kiện; kích hoạt hơn 63,4 triệu tài khoản định danh điện tử; cung cấp 43 tiện ích trên ứng dụng VNeID, tăng 12 tiện ích so với cuối năm 2024; làm sạch 12,8 triệu dữ liệu giấy phép lái xe). Dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại (đã triển khai 58/76 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; 200 thủ tục hành chính có thể cắt giảm thành phần hồ sơ)...

Phong cách Bác Hồ - Phong cách nêu gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bác luôn nhắc nhở “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Theo Bác, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu, không chỉ nói miệng. Muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương thì cán bộ, đảng viên phải luôn không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “nói đi đôi với làm”; lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau; quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Bác là một tấm gương đạo đức mẫu mực, có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, phong cách, sự nghiệp cao cả của Người để lại cho Đảng ta, dân tộc, nhân dân ta những giá trị vô cùng to lớn, quý giá và mãi mãi trường tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, cách đây 135 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và là người xây nền móng cho việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Người đã để lại một di sản toàn diện về tư tưởng, đặc biệt là việc luôn gắn lý luận với thực tiễn, đổi mới để phát triển, điều còn nguyên giá trị đến ngày nay. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn, nhất quán, quán triệt, vận dụng sáng tạo và bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là nhân tố quyết định, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 đến nay), là minh chứng cho việc kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và con đường đổi mới ở Việt Nam là đúng đắn, là tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thời đại.