Mái nhà "Ước vọng xanh" của người khuyết tật
Không chỉ giúp người khuyết tật có công việc ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, Hợp tác xã phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh đã trở thành ngôi nhà thứ hai với các hội viên.
Phụ nữ khuyết tật được đào tạo nghề may miễn phí và tạo công ăn việc làm tại Hợp tác xã Ước vọng xanh. 
Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Từ năm 2020 đến nay, Hợp tác xã phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã trở thành ngôi nhà thứ hai của người khuyết tật. Nơi đây không chỉ giúp người khuyết tật có việc làm, tạo thu nhập, mà còn giúp những người kém may mắn tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

* Đào tạo nghề, bố trí công việc phù hợp

Hợp tác xã phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh là một tổ hợp đa ngành nghề do một nhóm phụ nữ khuyết tật nhiệt huyết đồng sáng lập vào năm 2020, với mong muốn có một tổ chức sản xuất phù hợp với người khuyết tật và nhóm yếu thế, ngành nghề chính là sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu dùng để tết, bện. Từ khi thành lập đến nay, Hợp tác xã đã tập trung phát triển, mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo chuỗi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển sản xuất an toàn cho các thành viên.

Hợp tác xã khuyết tật Ước vọng xanh giúp nhiều người khuyết tật có việc làm ổn định. 
Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Giám đốc Hợp tác xã tâm sự: "Bản thân tôi là người khuyết tật nên thấu hiểu được nỗi khổ tâm của những người cùng cảnh ngộ. Người bình thường tìm việc làm đã khó, đối với những người khuyết tật còn khó khăn hơn nhiều. Vì thế, năm 2020, tôi cùng 6 phụ nữ khuyết tật góp kinh phí chung tay thành lập hợp tác xã với mong muốn giải quyết khó khăn về việc làm, giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm, tự ti để hòa nhập cộng đồng".

Thời gian đầu, Hợp tác xã Ước vọng xanh nhận được sự giúp đỡ của Liên minh Hợp tác xã và Hội Phụ nữ tỉnh nên đầu ra sản phẩm được ổn định. Dù đã có những bước đi thành công, song do tác động bởi COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Không nản lòng, nhận thấy thị trường tại Ninh Bình và một số địa phương lân cận có nhu cầu tiêu thụ chổi quét từ cây đót rất rộng, trong khi các cơ sở sản xuất sản phẩm này rất ít, hơn nữa, việc sản xuất chổi cũng phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật, Hợp tác xã quyết định thành lập thêm xưởng sản xuất và phân phối chổi đót, chổi chít. Hợp tác xã đã cử người đi học nghề, mời nghệ nhân về hỗ trợ xưởng. Sau đó, từng thành viên được đào tạo nghề và được bố trí những công việc phù hợp.

Đến nay, Hợp tác xã đã mở rộng ngành nghề kinh doanh với các nghề như làm tăm, làm chổi, may mặc; thu hút được gần 50 hội viên và hàng chục lao động thời vụ với mức lương từ 3-7 triệu đồng/tháng. Hiện nay, sản phẩm của Hợp tác xã đã có thị trường tại huyện Yên Khánh và các huyện khác ở Ninh Bình.

* Tìm lại niềm vui mới trong cuộc sống

Không chỉ giúp người khuyết tật có công việc ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, Hợp tác xã phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh đã trở thành ngôi nhà thứ hai với các hội viên. Tại đây, những người cùng cảnh ngộ có cơ hội được chia sẻ, quan tâm lẫn nhau, giúp nhau vươn lên sống có ích, giảm bớt mặc cảm xã hội và tìm lại được niềm vui sống.

Chị Đinh Thị Làn, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh bị liệt hai chân từ nhỏ. Chị là mẹ đơn thân nên cuộc sống càng thêm khó khăn. Từ khi trở thành hội viên của hợp tác xã, chị Làn được đào tạo nghề đan chổi, được hợp tạo điều kiện mang vật liệu về nhà làm, từ đó có thêm thu nhập ổn định, giúp chị trang trải cuộc sống.

Chị Đinh Thị Làn chia sẻ: "Bản thân tôi bị teo cả hai chân trong một cơn sốt khi mới 3 tuổi, cuộc sống từ nhỏ đến lớn hầu hết phụ thuộc vào cha, mẹ. Tôi sống khép kín và xa cách với nhịp sống ồn ào của xã hội. Hợp tác xã Ước vọng xanh đã đem đến cho tôi niềm hi vọng, không chỉ là nơi làm việc, có thu nhập, nơi đây còn là mái nhà ấm áp giúp tôi cởi bỏ được mặc cảm, sống khỏe, sống có ích hơn. Thu nhập 1-2 triệu đồng/tháng từ công việc tại hợp tác xã với những người bình thường là không nhiều, nhưng có ý nghĩa rất lớn với tôi".

Phụ nữ khuyết tật được đào tạo nghề may miễn phí. 
Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Còn chị Phạm Thị Nở, huyện Yên Khánh, vốn là người thiếu tự tin vào bản thân, khả năng nhận thức kém, được sự giúp đỡ tận tình của các thành viên trong hợp tác xã, hiện nay chị tự tin, hoạt bát, thành thạo trong công việc, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình.

Chị Phạm Thị Hà, Chủ tịch Hội người khuyết tật tỉnh Ninh Bình cho biết, toàn tỉnh có trên 26.000 người khuyết tật. Mặc dù ở các dạng tật khác nhau, nhưng họ đều không muốn trở thành gánh nặng của xã hội. Vì vậy, việc thành lập các mô hình phát triển kinh tế phù hợp để người khuyết tật được lao động, có thu nhập là hết sức cần thiết, ý nghĩa. 

Với sự phấn đấu và nỗ lực, năm 2022, Hợp tác xã phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh đã vinh dự nhận được khen thưởng của UBND tỉnh Ninh Bình cho tập thể lao động xuất sắc năm 2022, đây vừa là động lực, mục tiêu cho hợp tác xã tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện hơn trong thời gian tới./.

Tin liên quan

Thắp sáng niềm tin cho người khuyết tật

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số. Ngoài nhiều chủ trương, chính sách riêng cho người khuyết tật được Đảng, Nhà nước ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, cộng đồng xã hội cũng tích cực giúp đỡ đông đảo người khuyết tật về cơ hội học tập, làm việc để họ chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất trưởng và phó công an cấp xã được khởi tố một số tội danh

Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Luật này sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan.

‎Tăng mức phạt đối với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được nêu tại phiên toàn thể Quốc hội vào sáng 20/5 là việc dự kiến nâng mức phạt tiền lên gấp 2 lần đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả và một số tội danh liên quan. Bên lề Quốc hội, các đại biểu đều đồng tình bởi việc tăng mức phạt sẽ đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả, hàng kém, đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Bộ tứ trụ cột” Nghị quyết Trung ương giúp Việt Nam cất cánh

Sáng 18/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay, có thể gọi 4 Nghị quyết là “Bộ tứ trụ cột” để giúp chúng ta cất cánh. Đó là: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 68- NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 17/5/2025, với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Về hỗ trợ thuế, phí, các startup, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập trong 2 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế thu nhập trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu. Chuyên gia, nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu phát triển, startup, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo... được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 2 năm đầu, giảm 50% với 4 năm tiếp theo với khoản thu từ tiền lương, tiền công….

Chuyển đổi số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ internet di động tăng mạnh, đưa Việt Nam vào top 20 thế giới. 4 tháng năm 2025, cả nước xây dựng 11.500 trạm BTS; đã cấp phép, triển khai thí điểm internet vệ tinh. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp. Có tới 70% người tiêu dùng ở các thành phố lớn đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hằng ngày…

Đề án 06 mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá khái quát những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực (hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân đủ điều kiện; kích hoạt hơn 63,4 triệu tài khoản định danh điện tử; cung cấp 43 tiện ích trên ứng dụng VNeID, tăng 12 tiện ích so với cuối năm 2024; làm sạch 12,8 triệu dữ liệu giấy phép lái xe). Dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại (đã triển khai 58/76 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; 200 thủ tục hành chính có thể cắt giảm thành phần hồ sơ)...

Phong cách Bác Hồ - Phong cách nêu gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bác luôn nhắc nhở “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Theo Bác, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu, không chỉ nói miệng. Muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương thì cán bộ, đảng viên phải luôn không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “nói đi đôi với làm”; lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau; quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Bác là một tấm gương đạo đức mẫu mực, có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, phong cách, sự nghiệp cao cả của Người để lại cho Đảng ta, dân tộc, nhân dân ta những giá trị vô cùng to lớn, quý giá và mãi mãi trường tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, cách đây 135 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và là người xây nền móng cho việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Người đã để lại một di sản toàn diện về tư tưởng, đặc biệt là việc luôn gắn lý luận với thực tiễn, đổi mới để phát triển, điều còn nguyên giá trị đến ngày nay. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn, nhất quán, quán triệt, vận dụng sáng tạo và bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là nhân tố quyết định, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 đến nay), là minh chứng cho việc kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và con đường đổi mới ở Việt Nam là đúng đắn, là tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thời đại.

Quốc hội thảo luận về Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

Chiều 19/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Quốc hội cũng đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.