Tuổi trẻ nhớ lời Di chúc theo chân Bác
Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề “Tuổi trẻ nhớ lời Di chúc theo chân Bác” là dịp để tuổi trẻ cơ quan Trung ương Đoàn thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các đại biểu trao đổi, chia sẻ ý kiến tại chương trình.
Ảnh: Hiền Hạnh - TTXVN

Ngày 28/8, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình "Tuổi trẻ nhớ lời Di chúc theo chân Bác" năm 2024.

Dự chương trình có Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới thanh niên. Người khẳng định thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề “Tuổi trẻ nhớ lời Di chúc theo chân Bác” là dịp để tuổi trẻ cơ quan Trung ương Đoàn thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời đúc rút những bài học từ quá trình thực hiện Di chúc của Người để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.

Là một trong những hoạt động của Trung ương Đoàn được tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), chương trình gồm hai phần chính: "Di chúc của Bác và giá trị với thế hệ trẻ" và "Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Trong không khí trang nghiêm ở một địa điểm đặc biệt, gắn bó với quãng thời gian sống và làm việc của Bác Hồ, các đại biểu là đoàn viên, thanh niên ưu tú từ nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương và thủ đô Hà Nội đã được theo dõi phóng sự "Tuổi trẻ nhớ lời Di chúc theo chân Bác", lắng nghe những bài học từ tư tưởng, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tham luận của các diễn giả.

Trong đó, tiêu biểu là phần thuyết trình về hoàn cảnh ra đời, nội dung cốt lõi, giá trị và ý nghĩa Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bảo, nguyên Quyền Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Đồng thời, các đại biểu cũng được nghe chia sẻ những câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc trong giai đoạn 15 năm Bác sống và làm việc ở Phủ Chủ tịch từ bà Cù Thị Minh, Phó Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, các đại biểu còn giao lưu, trao đổi ý kiến về vai trò của thanh niên Việt Nam trong hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045 gắn với những lời căn dặn, gửi gắm mà Bác Hồ đã viết trong Di chúc, với sự tham gia thảo luận, chia sẻ của nhiều gương mặt trẻ xuất sắc, như: Tiến sĩ Nguyễn Diệu Linh (30 tuổi, giảng viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam); chị Lê Thị Hồng Nhung, chuyên viên Ban Tổ chức Trung ương Đoàn, Đảng viên tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024; anh Đặng Cao Cường, Trưởng Ban Biên tập Sách comic (Nhà Xuất bản Kim Đồng), điển hình tiên tiến được tuyên dương trong Hội nghị điển hình tiên tiến Cơ quan Trung ương Đoàn…

Tại chương trình, các đại biểu và khách mời đã cùng ôn lại ý nghĩa, giá trị thời đại, lý luận thực tiễn sâu sắc của Di chúc, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay. Qua đây, người trẻ cũng hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Bác, các đại biểu thống nhất cho rằng, là đội quân xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tiếp tục khẳng định rõ nét vai trò "trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên". Mỗi cán bộ, đảng viên trẻ, đoàn viên, thanh niên cần thấm nhuần, tiên phong trong học tập và làm theo Bác, góp phần phát huy tinh thần xung kích, hiện thực hóa mong ước của Bác về một Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu".

Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay mãi khắc ghi lời dạy của Người, với tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, đương đầu với khó khăn và dám hành động vì lợi ích chung để tiên phong, cống hiến hết mình trên mọi lĩnh vực, tự tin từng bước khẳng định vị thế đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế, xứng đáng là thế hệ thời đại Hồ Chí Minh./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Olympic thiên văn và vật lý thiên văn quốc tế 2024: 5/5 học sinh đoàn Hà Nội đều giành huy chương

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 27/8/2024, cho biết, 5/5 học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic thiên văn và vật lý thiên văn quốc tế tại Brazil từ ngày 17 - 27/8/2024 đều giành huy chương gồm 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng. Cả 5 em đều là học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đây là lần thứ 8, Việt Nam tham gia cuộc thi này.

Những lao động mê sáng chế, làm lợi hàng tỷ đồng - Bài cuối: Ươm những giống cây trồng công nghệ cao, mang lợi cho nông dân

Suốt 12 năm qua, những sáng kiến, cải tiến của anh Nguyễn Hoàng Duy Lưu, làm công việc ươm cây giống tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, không chỉ làm lợi cho đơn vị, mà còn giúp những nông dân ngoại thành tăng năng suất cây trồng.

Những lao động mê sáng chế, làm lợi hàng tỷ đồng - Bài 1: Ứng dụng công nghệ số hiệu quả

Xuất phát từ yêu cầu công việc hằng ngày, cộng với niềm say mê lao động, ý chí học hỏi, những tấm gương được chọn trao giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2024 đều có phẩm chất tốt đẹp, là hạt nhân trong phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, từ đó đóng góp và mang lại hiệu quả thiết thực, làm lợi cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội hàng tỷ đồng.

Nuôi đuông dừa ngay giữa Thủ đô

Tại khu đất bãi giữa sông Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), anh Đỗ Khắc Tiến đã biến niềm đam mê nuôi đuông dừa thành mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Với sự kiên trì và sáng tạo, anh đã thành công trong việc nhân giống và cung cấp đuông dừa ra thị trường, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp địa phương.