Uống nước nhớ nguồn
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương bao la đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công. Người nhắc nhở chúng ta: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”.
Uống nước nhớ nguồn

Để đất nước có được hòa bình hôm nay, đã có gần 1,2 triệu người con ưu tú anh dũng hy sinh trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Có biết bao người vợ, người mẹ mất chồng, mất con. Bao chiến sĩ trở về khi không còn lành lặn và người thân của họ phải gánh chịu di chứng chiến tranh.

Tại Hội nghị tri ân người có công với cách mạng và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thêm một lần khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo người có công với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao cả; đồng thời yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch các chính sách để người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên với tinh thần "không để người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta".

Chính sách ưu đãi người có công được triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới các địa phương. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về ưu đãi người có công. Đối tượng người có công được mở rộng, chế độ ưu đãi được nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội.

Cùng với chế độ trợ cấp, trợ cấp một lần, phụ cấp hàng tháng, các chế độ ưu đãi khác cũng được triển khai thực hiện, như hỗ trợ y tế, giáo dục đào tạo, miễn giảm thuế, ưu tiên giao đất sản xuất, cải thiện nhà ở đất ở, chăm sóc sức khỏe, các chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp phục vụ thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công.

Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc con liệt sĩ mồ côi; tìm hài cốt đồng đội; các dự án phục hồi di ảnh liệt sĩ... đã nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội; thể hiện tình cảm, trách nhiệm, tính nhân văn “yêu nước thương nòi”, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày Quốc khánh 2/9, Chính phủ đã dành hơn 834 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng. Việc tặng quà mang ý nghĩa to lớn, thêm một lần nữa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và Nhà nước đối với người có công với đất nước./.

Thanh Bình (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

‘Binh chủng’ báo chí không quản nắng mưa, quên mình vì những dòng tin về sự kiện 50 năm Giải phóng

Hơn 800 phóng viên trong và ngoài nước đã đổ về TP Hồ Chí Minh tác nghiệp tại sự kiện A50 - Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới nắng mưa thất thường của TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, họ miệt mài ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, lặng thầm góp phần lan tỏa tinh thần đại lễ đến với hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Đắk Nông nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Đắk Nông cho biết, đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành đợt 1 (năm 2025) chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp hơn 100 hộ dân thực sự khó khăn về nhà ở có nhà mới kiên cố nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Thư ký Đảng FRELIMO Mozambique

Sáng 28/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) cầm quyền Chakil Aboobabcar đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đám cưới đầu tiên của quân giải phóng sau ngày 30/4

Cùng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam, họ vào chiến trường miền Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày giải phóng, giữa bộn bề công việc và khói bụi chiến tranh chưa kịp lắng, họ nên duyên vợ chồng bằng một đám cưới đặc biệt – được xem là đám cưới đầu tiên của lực lượng giải phóng tại Sài Gòn sau ngày 30/4/1975.

Ba kịch bản tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản

Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường vừa dự báo 3 kịch bản tác động của thuế quan Mỹ đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản. Hiện nay Mỹ là thị trường  xuất khẩu nông lâm thủy sản  (NLTS) lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Trung Quốc), chiếm 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS của Việt Nam.   

50 năm Thống nhất đất nước: Tiếng reo vui từ La Habana

Ánh nắng Caribe xuyên qua khung cửa sổ nhỏ, soi rõ từng đường nét thời gian trên gương mặt ông Mai Thảo, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cuba. Trong không gian ấm áp ấy, ông chậm rãi lật giở từng trang album cũ với những tấm ảnh đen trắng, như mở ra cả một thời kỳ lịch sử. Đôi bàn tay gầy guộc của ông run run dừng lại ở tấm hình đen trắng chụp ngày 30/4/1975.