Việt Nam - Romania thắt chặt hợp tác thương mại, công nghiệp chế tạo ô tô
Ngày 14/10, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp xã giao ông Aurelian Nicolae Gogulescu - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Prahova, Romania, kiêm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Romania.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long.
Ảnh Bộ Công Thương

Về phía Romania có bà Cristina, Romila, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Romania tại Việt Nam; ông Adrian-Claudiu Stanica - Tham tán Thương mại Rumani tại Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp lớn của tỉnh Prahova, Romania.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Việt Nam nói chung và Bộ Công Thương nói riêng luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Đặc biệt, Thứ trưởng gửi lời cảm ơn tới Chính phủ và nhân dân Romania; trong đó, có Ngài Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Prahova đã tiếp đón trọng thị và chân tình Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Romania vào tháng 1/2024.

Ông Aurelian Nicolae Gogulescu bày tỏ niềm vinh dự và vui mừng khi được đến thăm và làm việc tại Việt Nam nói chung và Bộ Công Thương nói riêng. Chuyến thăm này hiện thực hóa lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Prahova, Romania nhân dịp Thủ tướng thăm chính thức Romania vào tháng 1/2024.

Chủ tịch Aurelian Nicolae Gogulescu nhấn mạnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Prahova có lịch sử hợp tác lâu dài với Việt Nam từ năm 2001, trong các lĩnh vực dầu khí, giáo dục đào tạo. Tiêu biểu là liên doanh PETROVIETROM đã được thành lập năm 2002 dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Prahova. Liên doanh này đã góp phần vào thành công vào một loạt dự án tại Việt Nam như: Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (đào tạo đội ngũ kỹ sư vận hành), nhà máy phân bón Phú Mỹ, nhà máy Polyester Đình Vũ...

Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi tình hình hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Cụ thể, trên cơ sở Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); trong đó, Romania là thành viên, hai bên nhất trí đánh giá hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước trong thời gian qua phát triển khá tích cực, nhưng còn khiêm tốn so với tiềm năng. Hai bên nhất trí việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh như thương mại, công nghiệp chế tạo ô tô, giáo dục đào tạo (trong lĩnh vực dầu khí), nông nghiệp công nghệ cao (sản xuất vaccine dịch tả lợn), công nghệ thông tin...

Liên quan đến việc tổ chức Khóa họp lần thứ 18 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Romania, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long mong muốn Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani, Đại sứ quán Rumani tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và các cơ quan liên quan; trong đó, có Phòng Thương mại và Công nghiệp Prahova, Romaniatổ chức Khóa họp 18 thành công tại Romania trong năm 2025. Sự kiện này được tổ chức sẽ góp phần thiết thực vào lễ kỷ niệm 75 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1950 – 2025).

Kết thúc buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới ông Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Prahova, Romania, bà Đại sứ và các thành viên trong đoàn đã dành những tình cảm tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Romania đạt khoảng 350,5 triệu USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, xuất khẩu đạt 246 triệu USD tăng 39,2% và nhập khẩu đạt 104,5 triệu USD tăng 33,6%. Thặng dư thương mại trong 8 tháng năm 2024 đạt gần 141,5 triệu USD.

Trong giai đoạn 2019 - 2023, thương mại hàng hóa song phương giữa hai nước tăng hơn 1,65 lần từ 261,4 triệu USD năm 2019 lên 431 triệu USD năm 2023, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 15%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam sang Romania tăng 1,46 lần từ gần 194 triệu USD lên 282,3 triệu USD. Nhập khẩu của Việt Nam từ Romania tăng 2,2 lần từ 67,5 triệu USD lên 148,6 triệu USD.

Tuy nhiên, thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Romania chỉ bằng 0,06% kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và chỉ bằng 0,2% kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Romania./.

Tin liên quan

Việt Nam - Pháp trở thành đối tác chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Emmanual Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 6 - 7/10. Sau Lễ đón trọng thể vào trưa 7/10 theo giờ địa phương tại Điện Elysée, Paris, Tổng Thống Emmanuel Macron và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc họp báo chung trước khi tiến hành hội đàm. Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân là nền tảng cho mối quan hệ lâu dài Việt Nam - Thái Lan

Hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của quan hệ song phương Việt Nam - Thái Lan. Đây là khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng trong chuyến công tác tới thăm cộng đồng kiều bào tại một số tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan từ ngày 7-10/10, kết hợp làm việc với chính quyền các địa phương nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.

Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 11 năm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của đồng chí Lý Cường trên cương vị này, thể hiện sự coi trọng của Đảng và Nhà nước Trung Quốc và cá nhân Thủ tướng Lý Cường đối với quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm là sự tiếp nối truyền thống giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”.

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả công tác dân vận với “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”

Nhằm đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc của chính quyền cấp xã, chú trọng phong cách “phục vụ, hướng dẫn, vận động, thuyết phục” đối với nhân dân, thời gian qua, Bắc Giang là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc xây dựng triển khai các mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” tại các xã, phường, thị trấn. Điều này cũng góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đảm bảo thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.  

Mái ấm cho đồng bào tôi

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Ngày 6/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký công điện yêu cầu hoàn thành mục tiêu này vào cuối năm 2025. Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng với mục tiêu mang lại những ngôi nhà kiên cố cho người dân nghèo. Những nỗ lực này không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, mà còn góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau.

Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 11 năm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của đồng chí Lý Cường trên cương vị này, thể hiện sự coi trọng của Đảng và Nhà nước Trung Quốc và cá nhân Thủ tướng Lý Cường đối với quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm là sự tiếp nối truyền thống giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”.

Bộ Tài chính ý kiến về đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng

Cử tri tỉnh Bạc Liêu vừa có kiến nghị gửi Bộ Tài chính về đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung lại Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi việc người tiêu dùng phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng do người dân đã trả phí tiêu dùng thì việc phải chịu thêm 10% thuế giá trị gia tăng như vậy là không phù hợp.

Doanh nhân Việt tại Lào: Những người xây dựng tình hữu nghị

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 13/10 tại thủ đô Viêng Chăn, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Lào (AVILA) đã tổ chức chương trình gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam, nhằm tôn vinh những đóng góp của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hợp tác giữa hai nước.