Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu
Trang riotimesonline.com (Brazil) ngày 17/11 có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất và sự dịch chuyển này nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence (Mỹ), Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng “nearshoring” (các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận). Minh chứng là tập đoàn Samsung đã đầu tư mạnh vào các nhà máy sản xuất đồ điện tử tại Việt Nam. Tập đoàn Nike và Adidas cũng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Intel cũng thiết lập sự hiện diện quy mô lớn với một nhà máy sản xuất chip tại TP. Hồ Chí Minh.

Hơn 35% các công ty Việt Nam ghi nhận nhu cầu từ các nhà sản xuất đa quốc gia tăng trong năm vừa qua. Điều này khác với Mexico khi chỉ có 15% số công ty ở nước này ghi nhận mức tăng tương tự. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5/2024 cho thấy Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế.

Bài viết cũng chỉ ra Việt Nam có một số lợi thế như vị trí địa lý như dễ dàng tiếp cận các thị trường lớn ở châu Á; chi phí lao động vẫn có tính cạnh tranh cao, do đó thu hút các công ty muốn tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài.

Theo bài viết, lực lượng lao động của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện thành công này, là nhân tố quan trọng để các công ty cân nhắc dịch chuyển địa điểm sản xuất. Việt Nam đứng thứ 9 trong số 60 quốc gia trong Tổng chỉ số nguồn nhân lực của ManpowerGroup (Mỹ) - cho thấy Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động đáng tin cậy và có tay nghề cao.

Mexico cũng được hưởng lợi từ xu hướng “nearshoring”, nhưng ghi nhận sự tăng trưởng chậm hơn. Một số công ty ghi nhận doanh số bán hàng tăng nhờ xu hướng “nearshoring”, nhưng tác động chung không rõ rệt như ở Việt Nam. Các nhà sản xuất Mexico vẫn lạc quan về các cơ hội tăng trưởng trong tương lai.

Cơ hội để các quốc gia tận dụng xu hướng này là có hạn. Các chuyên gia ước tính thời gian chuyển dịch đầu tư là từ 10-12 năm. Khung thời gian này làm gia tăng cạnh tranh giữa các trung tâm sản xuất mới nổi. Các nước phải khẩn trương hành động để thu hút và giữ chân những khoản đầu tư này./.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư xanh vào Việt Nam

Ngày 18/11, nhằm tăng cường thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư xanh vào Việt Nam, hội thảo chuyên đề “Xu hướng đầu tư vào Việt Nam - Giới thiệu các khu công nghiệp tiên phong với sáng kiến trung hòa carbon” đã được tổ chức tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Sự kiện, do Tập đoàn Viglacera phối hợp với Ngân hàng Mizuho, cùng các tổ chức Trung tâm ASEAN Nhật Bản (AJC) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức, đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho môi trường đầu tư của Việt Nam.

Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, cuối tuần qua, tập đoàn Vietravel đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với MakeMyTrip - nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu Ấn Độ nhằm mục đích thu hút nhiều khách du lịch Ấn Độ hơn bằng cách cung cấp sự kết hợp độc đáo giữa các gói kỳ nghỉ thú vị.

Việt Nam tham gia Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào

Từ ngày 13-17/11 tại tỉnh Khammouane thuộc Trung Lào đã diễn ra lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tỉnh Khammouane năm 2024. Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone; đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Savannakhet thuộc Trung Lào; đại diện chính quyền tỉnh Khammouane, cùng đông đảo đại diện các doanh nghiệp của 3 nước Lào – Việt Nam – Thái Lan và người dân tỉnh Khammouane.

Việt Nam triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Việt Nam sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil) từ ngày 16 đến 19/11. Đây là sự kiện quan trọng nhất, khép lại năm Chủ tịch G20 rất bận rộn và cũng rất hiệu quả của nước chủ nhà Brazil với hơn 100 cuộc họp của 16 nhóm công tác và gần 20 Hội nghị Bộ trưởng.

Chủ tịch nước dự Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC và các khách mời

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 15/11, tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao và là cơ hội để các Nhà Lãnh đạo APEC trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, diễn ra Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài Truyền Hình Việt Nam phối hợp tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu và nhà giáo có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giáo dục.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11 tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với bộ biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.