Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới
Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, vùng sâu ngày nào giờ đây đang trên đường đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên, người dân càng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Hệ thống giao thông vùng quê Anh hùng Mỹ Phước được đầu tư khang trang.
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Xã Mỹ Phước là một trong 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, vùng sâu của tỉnh. Trong thời kháng chiến, Mỹ Phước là vùng căn cứ cách mạng. Đảng bộ và nhân dân xã được phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, vùng sâu ngày nào giờ đây đang trên đường đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên, người dân càng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Đời sống đổi thay

Những ngày đầu năm mới 2025, có dịp về thăm vùng quê anh hùng cách mạng Mỹ Phước, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay của vùng quê nửa thập kỷ trước, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Ông Phan Thanh Xuân, người dân ấp Phước Trường A (xã Mỹ Phước) kể lại, những ngày đầu khi mới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đời sống bà con khó khăn, toàn xã chưa có đường bê tông, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, y tế, giáo dục chưa được đầu tư… Hơn 50% dân số của xã thuộc diện hộ nghèo.

Gần 50 năm nhìn lại, nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… người dân được tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo, đời sống trở nên khá giả hơn trước. Những căn nhà tạm, dột nát trước kia dường như không còn thay vào đó là những ngôi nhà khang trang, ông Phan Thanh Xuân chia sẻ.

Chính quyền địa phương xã Mỹ Phước đã huy động 810 tỷ động xây dựng nông thôn mới.
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Còn theo ông Lê Văn Táo (ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước), điểm nổi bật nhất sau gần 50 năm xây dựng và phát triển quê hương là hệ thống giao thông, y tế và giáo dục được quan tâm đầu tư đồng bộ, đường ô tô về tới trung tâm xã, đường bê tông nối ấp liền ấp. Toàn xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, có Phòng khám Đa khoa khu vực Mỹ Phước phục vụ việc khám chữa bệnh của người dân địa phương.

Ông Lê Văn Táo cho rằng, gần 50 năm nhìn lại, vùng quê khó khăn ngày nào nay đã “thay da, đổi thịt”. Con em trong xã đi học "tới nơi, tới chốn", nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trao đổi nông sản thuận lợi… Tất cả những điều đó nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự siêng năng lao động của người dân, cùng chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Diện mạo quê hương thêm khởi sắc

Mỹ Phước có 1.072 hộ chính sách, là xã có hộ gia đình chính sách nhiều nhất tỉnh Sóc Trăng. Nếu như trong kháng chiến, người dân Mỹ Phước anh hùng thì trong thời kỳ đổi mới đất nước, bà con luôn hăng say lao động sản xuất, đóng góp tích cực xây dựng quê hương.

Hạ tầng thủy lợi được đầu tư giúp nông dân xã Mỹ Phước sản xuất 2 vụ lúa trong năm với những giống lúa đặc sản chất lượng cao.
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Ông Phan Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phước cho biết, xã triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trong điều kiện hạ tầng rất khó khăn. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới như hiến đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, tham gia thực hiện chỉnh trang bộ mặt nông thôn nên cuối năm 2024 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu trao Bằng công nhận xã Mỹ Phước đạt chuẩn nông thôn mới. 
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Ông Phan Thanh Tùng thông tin thêm, trong xây dựng nông thôn mới, địa phương huy động trên 813 tỷ đồng thực hiện chương trình, trong đó gần 150 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế. Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giúp hạ tầng giao thông nông thôn phát triển toàn diện, nhân dân thuận lợi mua bán hàng hóa, sản xuất kinh doanh. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt gần 63 triệu đồng/năm.

Ông Võ Văn Thưởng (ấp Phước An A) chia sẻ, sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở xã Mỹ Phước không ngừng thay đổi, nhất là hệ thống giao thông phát triển khá nhanh, tạo thuận lợi cho người dân kinh doanh, con em được đi học dễ dàng… Bà con nơi đây hưởng ứng tích cực chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng nông thôn mới; tham gia ngày công lao động xây dựng công trình giao thông, chỉnh trang nhà cửa, phát triển kinh tế.

Người dân được tham gia các lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ ở địa phương. 
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Ông Phạm Tuân, Bí thư Huyện ủy Mỹ Tú cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mỹ Phước đã đoàn kết, nỗ lực vươn lên và đạt được những kết quả tích cực. Năm 2024, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của xã đạt và vượt kế hoạch, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi khang trang, kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm từ 22,3% (1.039 hộ) năm 2010 còn 0,38% (22 hộ) năm 2024.

Bí thư Huyện ủy Mỹ Tú Phạm Tuân cũng cho biết, thời gian tới, Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn sản xuất với thị trường; tập trung huy động, lồng ghép nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới, phát huy thế mạnh địa phương. Đồng thời, huyện nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, giúp người dân nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống./.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam đã được thử thách qua lịch sử hào hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta sẽ tiếp tục tỏa sáng để đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu

Năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.  

Phở bò vào top 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới vừa công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Đáng chú ý, đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách là phở bò. Món ăn đứng thứ 93 trong danh sách với 4,44 sao.  

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông: Minh chứng điển hình về mối liên kết hài hòa giữa thiên nhiên và con người

Tối 26/12/2024, tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2 năm 2024. Với diện tích 4.760 km², trải dài trên địa bàn 6 huyện, thành phố, có 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước... Công viên địa chất Đắk Nông là nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử. Công viên trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO lần đầu tiên vào tháng 7/2020.  

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2045, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.  

Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam đã được thử thách qua lịch sử hào hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta sẽ tiếp tục tỏa sáng để đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới.