Xây dựng khung pháp lý trong quản lý Tài sản số nhằm bảo vệ người dùng và truy thu thuế
Quy định pháp luật về tài sản số giúp đảm bảo sự tuân thủ, nghiêm minh và bảo vệ quyền lợi của các bên.
Nhiều sinh viên, giới trẻ thành phố Đà Nẵng quan tâm đến lĩnh vực quản lý Tài sản số. 
Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Ngày 28/8, tại Đà Nẵng, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản số với chủ đề “Vai trò của cộng đồng trong giám sát tuân thủ quy định pháp lý”, thu hút đông đảo đại biểu tham dự.

Lê Thị Thục, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng thông tin, thành phố đã đặt nhiệm vụ trọng tâm phát triển các nền tảng phục vụ chuyển đổi số, ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu, khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain)… Trong đó, blockchain được xem là “chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, lãnh đạo thành phố luôn mong muốn thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp công nghệ, nhà đầu tư đến với Đà Nẵng để nơi đây trở thành một điểm đến về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhấn mạnh, quy định pháp luật về tài sản số giúp đảm bảo sự tuân thủ, nghiêm minh và bảo vệ quyền lợi của các bên. Còn quy tắc đạo đức, tiêu chuẩn cộng đồng sẽ giúp củng cố niềm tin và thúc đẩy sự thực thi quy định pháp lý từ chính cộng đồng. Các quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn cộng đồng ở lĩnh vực nào cũng quan trọng, nhất là với các lĩnh vực đang ở “vùng xám”, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ như tài sản số.

Ông Võ Quang Vân, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an thành phố Đà Nẵng cho rằng, đối với lĩnh vực tài sản số, cộng đồng có 3 vai trò chính. Đó là: Thước đo kiểm chứng tính đúng đắn, phù hợp của các văn bản pháp luật; đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình thực thi pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; giúp các cơ quan ban hành và thực thi pháp luật nhận thấy hạn chế, thiếu sót để điều chỉnh phù hợp.

Ông Võ Đức Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Đà Nẵng trình bày tham luận. 
Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Tại sự kiện này, ông Võ Đức Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã chia sẻ Nghị quyết 136/2024/QH15 do Quốc hội khóa XV về việc tổ chức chính quyền đô thị, thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng nhằm ưu tiên thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trong đó có quy định về việc giao quyền và trách nhiệm cho Đà Nẵng thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới (sandbox) kèm theo ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp đạt điều kiện...

Theo báo cáo từ Hội đồng Đại Tây Dương, tính tới tháng 8/2024 đã có 12 nền kinh tế (chiếm tổng 57% GDP toàn cầu) thuộc nhóm G20 đã chính thức luật hóa tài sản số. Đáng chú ý là kể cả ở các quốc gia đã có hành lang pháp lý về tài sản số thì tỷ lệ trốn thuế và báo cáo sai về giao dịch tài sản số, tài sản mã hóa cũng đang ở mức rất cao. Nguyên nhân là do hướng dẫn thuế chưa rõ ràng, thiếu thông tin, giao dịch ngoài nghĩa vụ báo cáo.

Theo báo cáo của Công ty phân tích Chainalysis (Hoa Kỳ), dòng tiền mã hóa về Việt Nam đã đạt mức 120 tỷ USD/năm, với số lượng người dân sở hữu tài sản mã hóa đạt 17,4%, đứng thứ 7 thế giới. Do thiếu cơ sở pháp lý để quản lý thị trường này nên thực tế còn nhiều hệ lụy đang diễn ra như lừa đảo, trốn thuế/thất thu thuế, huy động vốn trái phép, khiến nhà đầu tư bị thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều sàn giao dịch tài sản số đang hoạt động không phép và quảng bá dịch vụ phi pháp, tràn lan tới nhiều người dùng mà chưa có bất kỳ chế tài nào để quản lý nhằm bảo vệ người dùng và truy thu thuế./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

WB đánh giá cao khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay có thể sẽ đạt 6,1%, cao hơn mức dự báo 5,5% đưa ra vào tháng 4. WB đánh giá cao khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Những người con đất Việt tại Lào tự hào về thành tựu của đất nước

Cứ vào mỗi dịp Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những người con đất Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Lào lại cảm thấy hạnh phúc, tự hào và thêm yêu quê hương đất nước trước những thành tựu nổi bật cũng những sự đổi thay của một Việt Nam hùng cường và hội nhập quốc tế.

Những người bạn Nga đề cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam

Ngày 26/8 (giờ Moskva), Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã trang trọng tổ chức lễ mừng 79 năm Quốc khánh nước ta (2/9/1945 – 2/9/2024). Đến dự có đại diện Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành nước sở tại, đông đảo những người bạn quốc tế, các hội đoàn người Việt tại “xứ sở bạch dương”, đại diện các nước đối tác anh em, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Andrey Rudenko đã tới dự và đọc lời chúc mừng nồng nhiệt.

Dự báo 2025 kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ Đông Nam Á bứt tốc

Theo kết quả phân tích của hãng Analytics thuộc tập đoàn Moody's của Mỹ, triển vọng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APAC) năm 2025 vẫn tích cực, trong đó tăng trưởng sẽ tăng tốc ở Đông Nam Á và Việt Nam là một trong những nước có nhiều lợi ích nhất từ xu thế này.

Chuyện người Dao làm chuyển đổi số

Với mong muốn đưa sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ của địa phương tới nhiều người hơn, anh Lạc Văn Quân - người dân tộc Dao đã mạnh dạn ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và làm kinh tế.

Chuyển biến khi cán bộ chủ chốt không phải người địa phương

Do là người địa phương mà không ít cán bộ ngại va chạm với họ hàng, người thân, nên có thái độ “dĩ hòa vi quý”, thậm chí nể nang, né tránh trách nhiệm khi xử lý vi phạm. Nhìn nhận rõ hạn chế này, tháng 11 năm 2021 Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quy định số 07 về “Luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố”, với mục tiêu đến năm 2025, 50% số Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là người địa phương. Sau gần 3 năm triển khai chủ trương này đã bước đầu tạo chuyển biến rõ nét từ cơ sở.

Ảnh 360 độ: Công viên Mễ Trì

Được đầu tư xây dựng với diện tích lên tới 144.140 m2, công viên The Matrix One (hay còn gọi là công viên Mễ Trì, thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tạo nên không gian vui chơi, vận động thể dục thể thao và nhiều dịch vụ giải trí khác.