135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người là biểu tượng đấu tranh của các dân tộc bị áp bức
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Italy, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), nhà báo Massimo Loche, nguyên phóng viên chiến trường tại Việt Nam trong thập niên 70 của thế kỷ trước, đã từng cộng tác với các báo như l’Unità, Rinascita, l’Espresso và là cựu Phó Giám đốc của kênh truyền hình tin tức Rainews24, đã chia sẻ những cảm nghĩ của ông về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam và bạn bè tiến bộ trên thế giới.

Do đã có thời gian nhiều năm làm việc tại Hà Nội từ cuối năm 1972, nhà báo Loche cảm nhận được tình cảm chân thành và sâu sắc của người dân Việt Nam đối với một nhà lãnh đạo đất nước, nhưng lại được toàn dân gọi là Bác. Ông rất tiếc vì đã không được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, nhưng cùng với hàng nghìn thanh niên Italy, ông đã hô vang tên Bác trong nhiều cuộc biểu tình đoàn kết. Ông cũng tự hào chia sẻ việc đã được dự lễ khánh thành Lăng Bác và nhiều lần được vào viếng Người.

Theo những tìm hiểu của cá nhân nhà báo, trên những chặng đường dài tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - bí danh lúc bấy giờ - đã đi đến rất nhiều nước trong đó có Bỉ, Đức, Thụy Sĩ và Italy. Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Người làm việc một thời gian ở Milan, tại nhà hàng Antica Trattoria della Pesa - nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 2012. Bác Hồ cũng đã học tiếng Italy, bằng chứng là các văn kiện của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Moskva (Nga) năm 1935, có ghi “Lin” - bí danh của Bác được sử dụng trong dịp đó. Bác cũng có thể nói tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Italy, tiếng Đức và tiếng Nga.

Nhà báo Massimo Loche trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Rome. Ảnh: Trường Dụy - PV TTXVN tại Rome

Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào ngày 2/9/1945, kinh nghiệm về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm lớn của giới trí thức cánh tả cộng sản Italy. Sự quan tâm này ngày càng lớn hơn khi Việt Nam bảo vệ quyền tự quyết của mình trước các cuộc tấn công của thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ.

Trong những giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, giống như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, lúc đó được gọi là Thế giới thứ ba, chiến đấu để tự giải phóng mình khỏi ách thực dân và chủ nghĩa đế quốc.

Một số câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng trong những thời khắc lịch sử đó, như “Thà chết chứ không chịu làm nô lệ", "Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Bức chân dung của Người đã trở thành một trong những biểu tượng của các phong trào sinh viên những năm 60, cả ở Italy và phần còn lại của thế giới phương Tây, trong đó, thanh niên và công nhân kêu gọi Mỹ chấm dứt ném bom Việt Nam, quốc gia bị tàn phá bởi hàng chục năm chiến tranh.

Việt Nam, từ một đất nước mà trước đó ít người Italy có thể chỉ tên trên bản đồ, trở thành một biểu tượng của nhiều thế hệ. Ngày nay, nhiều cuốn sách về Bác Hồ và Việt Nam đã được xuất bản bằng tiếng Italy như “Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “Đường cách mệnh”. Nhiều người tại Italy đã so sánh Bác Hồ với Giuseppe Garibaldi - người anh hùng đã đấu tranh cho sự thống nhất của đất nước Italy hồi thế kỷ XIX.

Nhà báo kết luận rằng gần 1 thế kỷ đã trôi qua, vật đổi sao dời, những thông tin và ký ức về quãng đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy vẫn vô cùng quý giá. Với nhân cách cao đẹp đầy nhân văn, sức cuốn hút đặc biệt của một người mang trong mình những lý tưởng, hoài bão to lớn, khát vọng cháy bỏng, ý chí và quyết tâm sắt đá đi tìm con đường giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, đã hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh mà sau này tất cả chúng ta đều biết và ngưỡng mộ./.

Dương Hoa-Trường Dụy-Thanh Hải

Tin cùng chuyên mục

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biểu tượng giải phóng dân tộc và di sản cách mạng toàn cầu

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ) về ảnh hưởng của các lãnh tụ cách mạng trong thế kỷ XX, ông Garis Djoumez, nhà sử học chuyên về quan hệ quốc tế và tiểu sử học đã đưa ra những nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người kiến tạo lịch sử Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ấn tượng sâu sắc về Bác Hồ trong lòng nhân sĩ Hong Kong (Trung Quốc)

Trong chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân đến Hong Kong (Trung Quốc) để hoạt động cách mạng dưới tên gọi Tống Văn Sơ trong khoảng thời gian đầu những năm 1930. Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên TTXVN tại Hong Kong đã phỏng vấn các nhân sĩ có nhiều năm nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Người, cũng như từng có cơ hội được gặp Bác Hồ tại Việt Nam để tìm hiểu những tâm tư, tình cảm và kỷ niệm đối với vị cha già dân tộc.

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người anh hùng dân tộc Việt Nam sống mãi trong ký ức bạn bè Italy

“Bác Hồ vẫn luôn ở cùng chúng ta. Những gì Người làm cho chúng ta, cho dân tộc Việt Nam của Người và các dân tộc bị áp bức, những điều Người đã dạy chúng ta bằng sự khiêm nhường và kiên định, chúng ta sẽ luôn mang theo và ghi nhớ trong tâm trí và trái tim mình” - Đó là những điều mà Tiến sĩ Sandra Scagliotti, nhà Việt Nam học, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Turin và Genoa chia sẻ với phóng viên TTXVN nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khẳng định giá trị thời đại của phong cách ngoại giao của Bác

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bàn thờ Bác Hồ trong trụ sở Đại sứ quán, Lễ kỷ niệm và cuộc trao đổi về phong cách ngoại giao trong Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh”

Tối 18/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Dự chương trình có: Tổng Bí thư Tô Lâm; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; các đồng chí: Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội cùng đông đảo đại biểu khách mời các cơ quan, đơn vị.

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người dân Mỹ Latinh và những lần gặp Bác

Chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến Mỹ Latinh trong những năm đầu thế kỷ XX trên hành trình bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, sau đó không có dịp quay lại nơi đây. Tuy nhiên, nhiều người dân tại châu lục này đã vượt nghìn trùng khơi với mong muốn gặp Bác, giữa lúc Việt Nam vẫn chìm trong ánh chớp lửa đạn.

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học giả và bạn bè Pháp đánh giá cao vai trò của Người

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), nhiều nhà sử học, chính trị gia và bạn bè Pháp đã chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp những đánh giá sâu sắc về vai trò và ảnh hưởng của Người đối với lịch sử Việt Nam và thế giới. Di sản của Người, từ tư tưởng đến phong cách lãnh đạo, vẫn tiếp tục được nghiên cứu và ngưỡng mộ trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.