75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Áo dài Việt Nam tỏa sáng tại Bắc Kinh
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt-Trung”, từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo Dài Việt Nam – Di Sản Kết Nối”.

Theo Ban tổ chức, hoạt động nhằm góp phần tôn vinh giá trị của áo dài Việt Nam trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài. Thông qua tà áo dài tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, để văn hóa áo dài ngày càng gắn bó và lan tỏa trong đời sống tinh thần người Việt và bè bạn quốc tế.

Theo bà Phạm Thị Thanh Loan, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc, nhắc đến vẻ đẹp con người Việt Nam là nhắc đến vẻ đẹp tà áo dài - tà áo quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Áo dài có lịch sử phát triển lâu đời, luôn song hành và gắn bó mật thiết trong cuộc sống người dân Việt Nam. Xuyên suốt quá trình lịch sử, tà áo dài được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ, chính là kết tinh của trí tuệ, quá trình lao động sáng tạo con người Việt Nam, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, trang nhã và tinh thần người Việt. Từng đường kim, mũi chỉ trên tà áo dài không những khắc họa lên câu chuyện về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt, mà còn ẩn chứa tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” – nét đẹp được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong không khí tiết xuân ấm áp, muôn hoa đua nở, không gian hôm nay càng thêm ý nghĩa khi sự kiện lần đầu được tổ chức tại Bắc Kinh, dưới chân Vạn Lý Trường Thành. Sự kết hợp giữa Áo Dài Việt và cảnh quan Trung Hoa không chỉ là một màn trình diễn nghệ thuật, mà còn mong muốn gửi đến thông điệp: “Giao lưu văn hóa là không có biên giới”.

Bà Phạm Thị Thanh Loan cho rằng thông qua những màn trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam đầy hấp dẫn, các tiết mục biểu diễn ca múa nhạc độc đáo và đặc biệt là hoạt động tập thể tham quan và giao lưu tại Vạn Lý Trường Thành, cộng đồng người Việt tại Trung Quốc đang đóng góp công sức của mình vào chương mới hợp tác hữu nghị bền chặt Việt – Trung. Viết tiếp câu chuyện về sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, là cầu nối vững chắc cho tình hữu nghị Việt – Trung.

Bà Phạm Thị Thanh Loan nhấn mạnh: “Đây không phải là một buổi lễ đơn thuần, đây còn là Chương trình thể hiện tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp, lưu học sinh, kiều bào Việt Nam tại Trung Quốc, gắn kết tình cảm của đồng bào với quê hương, với cùng tôn chỉ: Dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta luôn đồng điệu trong trái tim!”

Chị Đoàn Thị Quỳnh, một Việt kiều tại Bắc Kinh chia sẻ: “Là người sinh sống lâu năm ở Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một Chương trình trình diễn áo dài Việt Nam được tổ chức ở Bắc Kinh. Tôi thấy rất vui và tự hào vì truyền thống áo dài của Việt Nam đã được đưa đến nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Tôi hy vọng sau lần biểu diễn này còn có nhiều lần khác nữa được tổ chức quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn tại Bắc Kinh, cũng như là các địa phương khác của Trung Quốc, qua đó có thể quảng bá rộng rãi hơn, nhiều bạn bè quốc tế biết đến hơn văn hóa áo dài dân tộc của Việt Nam”.

Anh Hàn – một nhà thiết kế thời trang Trung Quốc tham dự chương trình chia sẻ: “Tôi rất vinh dự được tham dự sự kiện lễ hội áo dài hôm nay. Áo dài của Việt Nam rất đẹp, được thiết kế rất tỉ mỉ, phối màu rất đẹp và bố cục buổi lễ hôm nay rất phù hợp. Bên cạnh đó, đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam, các bạn cần chung tay gìn giữ và đẩy mạnh quảng bá, để càng nhiều người nước ngoài như chúng tôi có thể biết đến và được ngắm nhìn những tà áo dài độc đáo của các bạn”.

Tại buổi biểu diễn, Ban tổ chức đã giới thiệu những bộ sưu tập áo dài đặc sắc từ các nhà thiết kế hàng đầu như nhà thiết kế Tuấn Sành, bộ sưu tập Áo Ngũ thân của Câu lạc bộ Đình Làng Việt, nhà thiết kế Hàn Phượng… Mỗi mẫu thiết kế, tà áo là sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu lụa truyền thống cùng ý tưởng thiết kế độc đáo và đường kim mũi chỉ lành nghề của những nghệ nhân áo dài, phản chiếu nét văn hóa cổ kính mang dấu ấn thời gian mà vẫn mang lại luồng gió mới, truyền tải thông điệp mới của Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình phát triển./.

Công Tuyên-Quang Hưng

Tin cùng chuyên mục

Từ đại thắng đến đại công trình, hạ tầng kiến tạo tầm vóc quốc gia

Trong không khí hào hùng những ngày cả nước đang hướng tới 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án, công trình lớn, trọng điểm trên cả nước ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 450.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, chủ động thích ứng với tình hình mới để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu, duy trì tăng trưởng bền vững, Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam”.

Tăng tốc đưa xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất định, đặc biệt là việc Hoa Kỳ dự kiến xem xét lại thuế đối ứng sau 90 ngày thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm và minh bạch trong truy xuất nguồn gốc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây được xem là những yếu tố then chốt để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD trong năm nay.

Thủ tướng dự chương trình nghệ thuật “Ký ức để lại” tại Tây Ninh

Tối 19/4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 65 năm Ngày thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam. Dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và các địa phương.