Bảng giá đất áp dụng cho năm 2026 sẽ có biến động lớn
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã yêu cầu các địa phương từ nay đến trước ngày 31/12 có trách nhiệm xây dựng và ban hành khung giá đất để áp dụng kể từ 1/1/2026.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức cuộc họp báo thường kỳ tháng 6. Ảnh: Bích Hồng/TTXVN

 Đây là thông tin được ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai chia sẻ tại cuộc họp báo 6 tháng do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức ngày 3/7.

Giá đất gắn liền với thị trường bất động sản nên Bộ đã có văn bản yêu cầu các địa phương đánh giá thấu đáo tác động đến thị trường cũng như khả năng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mục tiêu đặt ra là phải hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công để đảm bảo việc UBND các tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất mới sao cho phù hợp nhất – ông Phấn nhấn mạnh.

Cục Quản lý đất đai cho biết, thời gian tới, nhiều địa phương sẽ ban hành bảng giá đất mới, sẽ có sự biến động lớn về mức giá được điều chỉnh. Mỗi địa phương sẽ có biên độ điều chỉnh khác nhau nên thị trường bất động sản sẽ chịu nhiều tác động. Bảng giá đất ở nhiều địa phương biến động lớn sẽ khiến thị trường chịu nhiều tác động.

Liên quan đến thực tế địa phương phản ánh ở Nghệ An cũng như một số nơi, người sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất cao, ông Mai Văn Phấn phân tích: Quy định đã chỉ rõ, việc thu tiền sử dụng đất phải theo quy định của Luật Đất đai.

Hiện nay, việc thu tiền sử dụng đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và do Bộ Tài chính chủ trì. Bởi vậy, Cục sẽ nghiên cứu, trao đổi và phối hợp với Bộ Tài chính.“Đúng là giá đất phải tiệm cận theo giá thị trường. Tuy nhiên, cũng cần phân định đối tượng, loại đất để đảm bảo hài hòa giá đất. Giá đất sẽ gắn với thị trường bất động sản, trên tinh thần của Luật Đất đai" - ông Phấn khẳng định.

Đối với việc xây dựng bảng giá đất tại các địa phương, ông Mai Văn Phấn cho biết, cần phân định giữa người có đất bị thu hồi, với người chuyển mục đích phải nộp tiền sử dụng đất. Làm thế nào để công bằng và hài hòa giữa người có đất bị thu hồi, người phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng.

Trước khi có Luật Đất đai 2024, giá đất được quy định bởi khung giá nhà nước ban hành, các địa phương căn cứ vào khung giá đất nên giá đất so với giá thị trường có sự chênh lệch rất lớn. Vì thế, trong quá trình triển khai các dự án đầu tư công của nhà nước, việc thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội rất khó khăn, không thể triển khai các dự án công trình trọng điểm quốc gia.

Tổng kết Nghị quyết 19 của Ban chấp hành TW khóa XI (về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại) đã xác định việc giá đất theo quy định của pháp luật đất đai 2013 chưa tiệm cận, chưa sát với giá thị trường. Đây là cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Do đó, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cáo hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao), Ban chấp hành Trung ương đã có định hướng rất rõ là phải xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường.

Cùng đó là đảm bảo hài hòa giữa việc người có đất bị thu hồi sẽ được đền bù theo giá cụ thể, tiệm cận thị trường; người có đất chuyển mục đích cũng phải đóng góp vào ngân sách... Do đó, việc xây dựng giá đất hay thực hiện cũng phải làm theo đúng chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW./.

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế thế giới 6 tháng: Hướng đi của vàng trong nửa cuối năm

Thị trường vàng thế giới đã trải qua nửa đầu năm 2025 nhiều biến động khi tiếp nối đà tăng giá kỷ lục từ năm 2024. Kim loại quý này liên tục phá vỡ các ngưỡng giá lịch sử, củng cố vai trò là tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.

Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.

Nhiều người dân đăng kí cấp sổ đỏ lần đầu tại xã

Từ ngày 1/7, cấp xã sẽ thực hiện 14 thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, trong đó có đăng ký và cấp sổ đỏ lần đầu. Chỉ trong vài ngày đầu vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp, lượng người đến tìm hiểu thông tin và làm thủ tục về đất đai tại các xã, phường tăng đáng kể.

Xa nhà nhưng gần dân

Mặc dù không nằm trong danh sách các địa phương thực hiện sáp nhập tỉnh, nhưng ngay tại Thủ đô Hà Nội, nhiều cán bộ, công chức vẫn phải đi làm xa nhà 40–50km, thậm chí 80km, qua nhiều xã, nhiều địa hình phức tạp. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cũng còn khó khăn nhưng vượt lên tất cả họ vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bởi xa nhà nhưng gần dân.

Người dân đặc khu biển đảo phấn khởi khi thủ tục hành chính công tiện lợi

Sau 3 ngày vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tại nhiều xã, phường, đặc khu của tỉnh An Giang có rất đông người dân, doanh nghiệp đến các Trung tâm phục vụ hành chính công thực hiện hồ sơ, thủ tục. Ghi nhận tại đặc khu Kiên Hải, một trong 3 đặc khu của tỉnh An Giang có địa bàn rộng với nhiều địa bàn dân cư ở các đảo, nhờ có sự chủ động trong chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất, việc tiếp đón, phục vụ người dân được đảm bảo, qua đó tạo niềm tin, phấn khởi trong nhân dân.

Phát huy vai trò “kiến trúc sư thể chế”

Chiều 3/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.