Bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 22/5, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28 và Nghị quyết số 107 của Quốc hội.

Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Các đại biểu cho rằng đây được xem là những chủ trương "rất nhân văn" và là bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh hai chính sách giáo dục trên nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo nền tảng để phát triển nguồn nhân lực tương lai, với quan điểm đầu tư vào giáo dục mầm non và phổ thông là khoản đầu tư xác đáng cho nguồn nhân lực tương lai.

Để thực hiện có hiệu quả và bền vững các chính sách trên, một số đại biểu Quốc hội đề xuất xem xét thời điểm áp dụng nghị quyết về phổ cập mầm non (3-5 tuổi), có thể lùi đến năm học 2026-2027 để có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, chủ trương miễn học phí được nhiều đại biểu đề nghị áp dụng sớm.

Các đại biểu cũng đề nghị cần có sự đồng bộ với các chính sách hỗ trợ khác như sách giáo khoa, điều kiện sinh hoạt cho học sinh, nhất là ở vùng khó khăn, để chính sách miễn học phí phát huy tác dụng tối đa; đồng thời cần làm rõ việc áp dụng chính sách miễn học phí đối với các loại hình cơ sở giáo dục khác nhau (công lập chất lượng cao, trường năng khiếu, trường thực hành, trường tư thục).

Cũng tại phiên thảo luận Tổ chiều 22/5, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đa số các đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận ủng hộ việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030, xem đây là việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Một số đại biểu đề nghị nên nghiên cứu kéo dài thời gian miễn thuế thay vì cứ 5 năm lại trình Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết mới. Việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp trên 5 năm sẽ giúp người sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là người nông dân, chủ các trang trại, các doanh nghiệp có tầm nhìn xa hơn với kế hoạch đầu tư bài bản, dài hạn hơn, mạnh dạn hình thành những vùng chuyên canh về cây con, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Một số đại biểu cũng lưu ý cùng với việc miễn thuế, cũng phải đánh giá kỹ tác động và có các biện pháp ngăn chặn việc trục lợi chính sách, xem xét xử phạt đối với những người sử dụng đất nông nghiệp nhưng để đất hoang hóa và không đưa đất vào sử dụng./.

 

Tin liên quan

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 21/5, với 449/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,93% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các hàng hóa là rất cần thiết

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đề xuất việc thanh tra đột xuất nhiều hơn là theo kế hoạch

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), sáng 22/5, các đại biểu đề nghị quy định rõ hành vi cố ý không thanh tra và cần kiểm soát, tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra... Đáng chú ý, một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần "thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch".

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất việc thanh tra đột xuất nhiều hơn là theo kế hoạch

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), sáng 22/5, các đại biểu đề nghị quy định rõ hành vi cố ý không thanh tra và cần kiểm soát, tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra... Đáng chú ý, một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần "thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch".

Bế mạc hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị toàn quốc

Sau 3 ngày tổ chức, chiều 21/5, tại Hải Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Hải Phòng bế mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ IX. Kết quả chung cuộc, có 58 thí sinh được Ban tổ chức tặng Bằng khen Giảng viên xuất sắc tiêu biểu và 84 giảng viên được trao Chứng nhận Giảng viên dạy giỏi.

Áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các hàng hóa là rất cần thiết

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030

Nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo năm 2025, chiều ngày 20/5, tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về điều hành xuất khẩu gạo năm 2025 với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạọ…