Các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam
Vào hồi 13h2 ngày 12/ 7/2025 (giờ Paris), tức 18h2 ngày 12/ 7/2025 (giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng).
Với điểm số 91,00, Hội An vượt qua hàng loạt các thành phố danh tiếng như Florence (Ý), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Ubud (Indonesia) hay Kyoto (Nhật Bản), đứng thứ 6 trong top những điểm đến tốt nhất thế giới năm 2025, theo bình chọn của độc giả tạp chí danh tiếng Travel + Leisure.
Ngày 13/7/2025, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Thủ đô Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức thông qua quyết định điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó bao gồm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô của Lào, tạo nên di sản thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô". Quyết định có ý nghĩa lịch sử đặc biệt này được thông qua dựa trên 3 tiêu chí quan trọng của UNESCO, gồm địa chất và địa mạo, hệ sinh thái, và đa dạng sinh học. Việc Di sản Thiên nhiên Thế giới "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô" được UNESCO công nhận không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững. Đây sẽ là hình mẫu cho việc quản lý di sản thế giới liên biên giới đầu tiên, giúp Việt Nam đóng góp kinh nghiệm thực tiễn vào công tác quản lý di sản thế giới theo Công ước 1972 của UNESCO. Thành công này cũng mở ra triển vọng cho việc phát triển du lịch bền vững, tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương hai bên biên giới, đồng thời góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào.
Ngày 13/7/2025, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức thông qua quyết định điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó bao gồm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô của Lào, tạo nên di sản thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô". Quyết định có ý nghĩa lịch sử đặc biệt này được thông qua dựa trên 3 tiêu chí quan trọng của UNESCO, gồm địa chất và địa mạo, hệ sinh thái, và đa dạng sinh học. Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã có 9 Di sản Thế giới, trong đó có 2 Di sản Thế giới liên tỉnh là Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) và Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng), cùng với Di sản Thế giới liên biên giới đầu tiên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị) và Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào).
Chiều 12/7 (giờ địa phương), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc đã chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận, đồng thời là Di sản liên tỉnh thứ hai, sau Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng). Hồ sơ của Việt Nam được thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối từ toàn bộ các quốc gia thành viên Ủy ban Di sản Thế giới. Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền Phật giáo mang bản sắc Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII. Không chỉ có giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh đặc biệt, quần thể còn mang vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đặc hữu. Việc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tiếp tục khẳng định vị thế và giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đặt ra yêu cầu cao trong công tác bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan của quần thể trong tương lai.
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
Thành phố Hà Nội đang tập trung nghiên cứu và triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát phát thải phương tiện theo Luật Thủ đô và Chỉ thị 20/CT-TTg.
Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập” số 117 phát hành tại chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nên học sử ta”. Bài báo mở đầu bằng 2 câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đây cũng là câu mở đầu của tập diễn ca “Lịch sử nước ta” được Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản vào cùng tháng 2/1942.
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
Sau nửa tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, người dân xã Thuận Mỹ (tỉnh Tây Ninh) ghi nhận Trung tâm hành chính công hoạt động hiệu quả, nhiều hồ sơ thủ tục được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thái độ phục vụ tích cực.