Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
Chiều 12/7 (giờ địa phương), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc đã chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận, đồng thời là Di sản liên tỉnh thứ hai, sau Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng). Hồ sơ của Việt Nam được thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối từ toàn bộ các quốc gia thành viên Ủy ban Di sản Thế giới. Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền Phật giáo mang bản sắc Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII. Không chỉ có giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh đặc biệt, quần thể còn mang vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đặc hữu. Việc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tiếp tục khẳng định vị thế và giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đặt ra yêu cầu cao trong công tác bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan của quần thể trong tương lai.
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
Thành phố Hà Nội đang tập trung nghiên cứu và triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát phát thải phương tiện theo Luật Thủ đô và Chỉ thị 20/CT-TTg.
Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập” số 117 phát hành tại chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nên học sử ta”. Bài báo mở đầu bằng 2 câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đây cũng là câu mở đầu của tập diễn ca “Lịch sử nước ta” được Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản vào cùng tháng 2/1942.
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
Sau nửa tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, người dân xã Thuận Mỹ (tỉnh Tây Ninh) ghi nhận Trung tâm hành chính công hoạt động hiệu quả, nhiều hồ sơ thủ tục được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thái độ phục vụ tích cực.
Trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình thương yêu tới tất cả đồng bào dân tộc Việt Nam. Tình thương của Người trải rộng tới mọi đối tượng, giai tầng trong xã hội, nhưng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Người luôn dành tình cảm đặc biệt nhất.
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), chiều 15/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC tiêu
Sáng 15/7, dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Ngoại giao tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trọng yếu, nòng cốt trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, làm sâu sắc hơn trường phái ngoại giao cây tre và phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trên mặt trận ngoại giao.