Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài cuối: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau
Có thể khẳng định lãng phí tài sản công gắn liền với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Như vậy, để có thể chặn đứng “căn bệnh trọng” này và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hướng tới hình thành một văn hóa ứng xử trong thời đại mới, nhất thiết cán bộ, đảng viên phải là những người nêu gương.
Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Bài cuối: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Một kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra và một trong những “chìa khóa” để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, tận dụng và tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển của đất nước được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên là triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác phòng, chống lãng phí.

Trong số các giải pháp trọng tâm nhằm chống lãng phí, một điểm then chốt được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đầu tiên, đó là xếp lãng phí tương đương với tham nhũng, tiêu cực và do vậy, đấu tranh phòng, chống lãng phí cũng là cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp. Quan điểm này khẳng định lại việc nhận diện lãng phí “gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước”.

Vì vậy, trước hết cần lan tỏa sự thống nhất trong nhận thức về chống lãng phí tới từng cán bộ, đảng viên, trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cùng với đó, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác chống lãng phí gắn với công việc cụ thể mà cá nhân đó đảm nhiệm, qua đó có thể kiểm tra, giám sát và xử lý trách nhiệm. Tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”, khi xảy ra thất thoát, lãng phí thì không biết “đầu ai có tóc”.

Ở đây, gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác chống lãng phí cũng là cách để tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc gây lãng phí nguồn lực tài sản công của tổ chức, đơn vị. Nên nhớ, lãng phí không chỉ là sử dụng hoang phí, không tiết kiệm các nguồn lực, mà còn là sự quan liêu, thờ ơ, tắc trách ở mỗi cá nhân.

Chúng tôi cũng tâm đắc với một giải pháp nữa được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên nhằm chống thất thoát, lãng phí tài sản công, đó là quan điểm “vừa xây, vừa chống”. Kế thừa chủ trương này trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vốn đã đạt được những kết quả to lớn và được nhân dân đồng tình ủng hộ trong thời gian vừa qua, chống lãng phí cũng đang hướng tới việc hoàn thiện thể chế song hành với xử lý nghiêm hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Điển hình là thể thế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”, gần đây nhất, ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Quốc hội cũng đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013…

Tuy nhiên, từ thực tiễn lãng phí vẫn như chiếc mỏ neo níu kéo con thuyền phát triển của đất nước, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Bên cạnh đó, ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên…

Đặc biệt, quan điểm xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực” cần phải chuyển biến thành hành động cụ thể. Cứ lấy bài học kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ rõ, rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao đã bị xử lý vi phạm theo tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể đó là ai”, cụ thể hóa chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng vốn trước đó chỉ dừng lại ở việc phát hiện, xử lý “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” vi phạm quy định về chống tham nhũng, tiêu cực.

Nếu như chúng ta xếp lãng phí ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực, liệu đã đến lúc nổi một “lò lửa” mới?

Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối vừa được khánh thành đúng dịp Quốc khánh 2/9/2024, lập kỷ lục về tiến độ thi công nhưng vẫn bảo đảm chất lượng công trình cả về kỹ - mỹ thuật và không đội vốn. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Sau cùng, để xây dựng và lan tỏa văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày”, rất cần vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” nhằm nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong mọi công việc, nhiệm vụ. Với chống lãng phí cũng vậy, Người nhiều lần nhấn mạnh: “Phải quý của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi, nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí”.

Với việc xác định lãng phí, nhất là ở khu vực công, đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước, hơn lúc nào hết, chúng ta cần sự nêu gương của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống loại “giặc nội xâm” này. Lúc này, có lẽ cũng cần cảnh báo về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên: “Ai không làm thì đứng sang một bên”, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn luôn đốc thúc. Đó chính là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi người với vận hội mới của đất nước, của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều thuận lợi để phát triển điện hạt nhân

Năm 2009, Việt Nam đã nghiên cứu, triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, nhưng do nhiều yếu tố mà phải tạm dừng dự án. Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực. Chính vì vậy, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới để xây dựng một chiến lược dài hạn. Đây là điều cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đạt mục tiêu Netzero .

Huyện biên giới Mường Tè quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo

Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã sử dụng nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục tại huyện Mường Tè. Nhờ đó, diện mạo ngành giáo dục đã thay đổi rõ nét, từng bước đáp ứng tốt công tác dạy và học tại các điểm trường, trường học khu vực biên giới phía Bắc.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Quyết định số 1616-QĐNS/TW ngày 25/10/2024 của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tặng hoa chúc mừng Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu

Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng và tác động lớn tới đời sống của người dân, hạ tầng đường sá, sản xuất nông nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế... Bão qua đi để lại những bài học về kinh nghiệm ứng phó, cùng với đó là các giải pháp bền vững và dài hạn để chủ động đối phó, hạn chế thiệt hại trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đây là những giải pháp, hành động cần có theo tinh thần Kết luận số 81-KL/TW ngày 4/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Ngày 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chủ trì Lễ trao Quyết định. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư cùng đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng.