Ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tăng đột biến
Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng rất mạnh, thậm chí đột biến.
Bốc dỡ hàng hoá xuất khẩu tại cảng.
Ảnh minh hoạ: TTXVN

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: Thời gian tới, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, cơ chế, chính sách của địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, trưng bày hàng hóa, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn. Cùng đó, Thương vụ Việt Nam tại Singapore sẽ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore cũng như các đoàn công tác từ Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam. Cụ thể, đoàn xúc tiến ngành hàng nuôi trồng thủy hải sản, đoàn xúc tiến các sản phẩm thịt và trứng gà trong tháng 10 và tháng 11 năm 2024.

Về tổng quan cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 2,19 tỷ SGD, giảm 6,11% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng cao (35,23%) với giá trị 694,4 triệu SGD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh ở mức 17,75%, đạt gần 1,5 tỷ SGD.

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore giảm 9,01%, đạt hơn 433,6 triệu SGD; hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) giảm 20,84% đạt hơn 1,06 tỷ SGD. Mặc dù mức thâm hụt giữa nhập khẩu và xuất khẩu gần 805 triệu SGD, song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu gần 260,76 triệu SGD.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 23,24 tỷ SGD, tăng 6,83 % so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở mức 31,55%, đạt gần 6,28 tỷ SGD và nhập khẩu hơn 16,96 tỷ SGD, giảm 0,11%. Xét về xuất xứ hàng hóa, hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm gần 70,17% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 10,84 tỷ SGD. Trong khi đó, nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, Việt Nam xuất siêu khoảng 1,22 tỷ SGD.

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng rất mạnh, thậm chí đột biến. Cụ thể, nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng 18,54%; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên tăng 160%; xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng 962%).

Một số nhóm ngành xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh như hoá chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị tăng hơn 17,7 lần; máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại tăng hơn 105%... Ở chiều ngược lại, một số nhóm có mức sụt giảm khá mạnh là xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ giảm 71,1%; dầu thực động vật, chất béo giảm 56,41%…

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam, mặc dù chứng kiến sự tăng mạnh của một số nhóm như chì và các sản phẩm làm bằng chì tăng gần 47 lần, xe cộ và các thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray tăng 1,18 lần. Tuy nhiên sự sụt giảm mạnh của cả 3 nhóm nhập khẩu chủ lực là máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại giảm 28,36%; nhóm lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên giảm 3,29%; và nhóm xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ giảm 41,52% là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tổng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam trong tháng 9.

Thông báo của Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore, nền kinh tế nước này trong quý III năm 2024 ước tính tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023, tiếp nối mức tăng 2,9% trong quý II. Mức tăng trưởng quốc nội (GDP) cao này đạt được do các khu vực kinh tế thành phần đều tăng, cụ thể: lĩnh vực sản xuất tăng trưởng 6,6%, trong khi khu vực dịch vụ cũng đạt mức tăng trưởng 3,3%.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0.85%.

Tuy nhiên, tháng 9 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam ở ba nhóm ngành hàng quan trọng gồm máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) giảm 28,36%; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) giảm 3,29%; xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) giảm 41.52% so với cùng kỳ năm 2023… Đây là dấu hiệu cần quan tâm về tình hình sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là khối doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.

Trong 9 tháng năm 2024 (so với cùng kỳ 2023), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với phần lớn các đối tác lớn nhất (12/15 đối tác) tăng trưởng dương, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Đài Loan (Trung Quốc) tăng 21,48%; Hong Kong (Trung Quốc) tăng 10,79%; Thái Lan tăng 10,82%… Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc) là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 125,5 tỷ SGD; 103,97 tỷ SGD; 98 tỷ SGD và 84 tỷ SGD. Đáng lưu ý, sau 9 tháng năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 23,2 tỷ SGD, tăng 6,83%.

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, tình hình thương mại trong tháng 9/2024 của Singapore với thế giới vẫn duy trì sự hồi phục tích cực khi cả 3 chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương, tuy nhiên mức tăng đã chậm lại lần lượt là 0,48%, 0,14% và 0,85%. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore trong tháng 9/2024 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực tăng 35,23%, qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng cao 9 tháng năm 2024 ở 31,55% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin liên quan

Hồ tiêu trở lại khẳng định vị thế xuất khẩu

Sau nhiều năm ngành hồ tiêu chạm đáy của kỳ phát triển, hiện nay sản phẩm được ví như “vàng đen” của ngành nông nghiệp cũng đã trở lại khẳng định vị thế giá trị trong ngành hàng xuất khẩu giá trị cao của Việt Nam. Nông dân khu vực phía Nam đã đầu tư trở lại vườn hồ tiêu sau một thời gian bỏ bê vì giá xuống thấp.

Tin cùng chuyên mục

Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 1)

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết: "Để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và xử lý hài hòa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ và phát huy vị trí, vai trò của từng nhân tố này trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó cần chú ý các vấn đề cơ bản...". Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện, bao trùm mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là biện pháp, cách thức để thực hiện thành công mục tiêu của Đảng ta đã được xác định trong Điều lệ Đảng: "xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản".

Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ để Nhân dân tham gia hoạt động quản lý Nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức khoa học, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động công vụ phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, thực hiện quyền hạn theo chức trách, thẩm quyền, có sự thanh tra, kiểm tra chặt chẽ.

Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 3)

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nhân dân được xác định là người làm chủ theo quy định pháp luật và vận hành theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Tuy nhiên, để có dân chủ thực chất thì bên cạnh việc phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện theo các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền XHCN thì sự vận hành hiệu quả của hệ thống chính trị cũng phải đáp ứng, phù hợp với nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ ra: Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhận thức về tầm quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có lúc, có nơi chưa đồng đều. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao; hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân... Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm suy giảm ý nghĩa, vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trên thực tiễn.

Kết quả gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết: Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 9/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề về Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong gần 2 năm qua, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, xây dựng pháp luật có nhiều đổi mới, năng lực phản ứng chính sách được nâng cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...

Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều nay 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái với 100% đại biểu có mặt tán thành. Các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; các nghị quyết khác có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.