Giá vàng “nhảy múa”, đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng
Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - đoàn Tp. Hồ Chí Minh.
Ảnh: Văn Giáp/TTXVN

Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Trước việc giá vàng trong nước liên tục tăng cao, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) về vấn đề tìm kiếm giải pháp căn cơ, ổn định thị trường vàng.

Phóng viên: Ông có nhận định gì về nhịp tăng của giá vàng trong thời gian qua thưa đại biểu?

Đại biểu Nguyễn Hoàng Ngân: Thị trường vàng hiện nay biến động rất mạnh và nhanh theo tình hình kinh tế chính trị của xã hội thế giới.

Qua theo dõi giá vàng quốc tế trong 40 năm qua, tôi nhận thấy giá vàng thường tăng cao khi có những cú sốc trên thị trường như: khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế, lạm phát cao, chiến tranh…, hay khi có dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất hay giảm lãi suất, giá vàng cũng lập tức biến động.

Lúc này nhà đầu tư, tổ chức tài chính, cá nhân thường mua vàng để phòng thân, bảo tồn vốn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng sẵn sàng chuyển trạng thái dự trữ ngoại hối thay vì dự trữ USD sẽ chuyển sang dự trữ vàng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

Ngoài ra, khi nhà đầu tư thấy ít kênh đầu tư khả quan sẽ tập trung vào vàng. Do đó, nhu cầu tăng cao đột biến khiến giá vàng bị đẩy lên. Vì thế, việc giá vàng liên tục biến động là câu chuyện bình thường trên thị trường vàng hiện nay.

Phóng viên: Xin đại biểu cho biết kiến nghị, đề xuất của mình để ổn định thị trường vàng?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tôi cho rằng, vấn đề còn lại là chúng ta phải làm sao để cho thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường vàng thế giới. Do đó phải xem xét, rà soát sớm Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đồng thời cũng phải xem xét đến việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh hay là trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng, cần phải quan tâm đến những những sàn về hàng hóa; trong đó xem xét đến thành lập sàn vàng, nhằm kết nối với thị trường vàng quốc tế.

Có như vậy mới giảm chênh lệch về giá giữa vàng trong nước và quốc tế, bởi lúc này, giá vàng được niêm yết theo giá USD, tạo ra sự liên thông. Các nhà đầu tư sẽ tham gia trên sàn giao dịch vàng này. Thành lập sàn giao dịch vàng còn giúp cho việc quản lý thị trường vàng minh bạch, hiệu quả, theo đúng xu hướng của thế giới.

Vàng là một loại hàng hóa rất đặc biệt, có chức năng tích trữ, bảo toàn giá trị, chứ không chỉ đơn thuần sản xuất ra đồ trang sức. Người dân Việt Nam có tâm lý phòng ngừa rủi ro, phòng cho tương lai, tâm lý tích trữ rất cao, chính vì vậy, người dân có nhu cầu sở hữu, mua, bán vàng miếng.

Khi đưa vàng vào giao dịch trên thị trường, khớp lệnh công khai sẽ giúp minh bạch mua bán, nhu cầu thị trường.

Thông tin minh bạch giúp người tham gia vào thị trường này đưa ra các quyết định sáng suốt và Nhà nước kiểm soát tốt hơn.

Sàn giao dịch vàng sẽ tạo ra sự liên thông với thị trường thế giới, lúc đó có thể không phải nhập khẩu về mà vẫn đặt lệnh mua bán vàng với thế giới. Điều này tạo cân bằng giá với thị trường giao dịch thế giới.

Song song với việc thành lập sàn giao dịch vàng, cần có khuôn khổ pháp lý đi kèm để kiểm soát. Đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin, đảm bảo thị trường vàng giao dịch thông suốt./.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Tin liên quan

Đường sắt tốc độ cao - hạ tầng chiến lược quốc gia  

Dự án đường sắt tốc độ cao có thể coi là dự án có nhiều kỷ lục. Đây là dự án được “thai nghén” lâu nhất - 18 năm, dự án được "nâng lên, đặt xuống" nhiều nhất, cũng là dự án có tổng giá trị đầu tư lớn nhất, có quy mô lớn nhất và chưa từng có tiền lệ đầu tư tại Việt Nam. Đường sắt tốc độ cao là niềm mơ ước của người dân Việt Nam bao năm qua. Ý kiến ủng hộ nhiều, nhưng băn khoăn, trăn trở cũng không ít. Trong số các băn khoăn, trăn trở, nhiều nhất các ý kiến vẫn tập vấn đề vốn đầu tư, công nghệ áp dụng, tốc độ vận hành, giá vé, thị trường vận tải…

Nữ “thủ lĩnh” với 14 sản phẩm OCOP ở Quảng Bình

Sau 8 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã Tuấn Linh (xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) do chị Ngô Thị Kim Liên là chủ tịch Hợp tác xã đã có nhiều sản phẩm sản xuất từ các loại nấm dược liệu quý và đã có 14 sản phẩm OCOP. Đây là thành quả ghi nhận cho những nỗ lực của nữ doanh nhân, đồng thời khẳng định giá trị của người phụ nữ trong thời đại mới.

Tin cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều nay 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái với 100% đại biểu có mặt tán thành. Các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; các nghị quyết khác có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài 2: “Chỉ tên” những nguyên nhân gây lãng phí

Lãng phí tài sản công (TSC) là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ việc quản lý kém, thiếu minh bạch, tham nhũng cho tới thiếu hụt kỹ năng và kiến thức trong chính đội ngũ những người được giao nhiệm vụ quản lý TSC.

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi đảm bảo hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa (Ủy ban 3) của Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã thảo luận đề mục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh chỉ có thể đạt được các tiến bộ về quyền con người khi duy trì được hòa bình, ổn định, pháp quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, đồng thời bảo đảm tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ.

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục thúc đẩy pháp quyền ở các cấp độ quốc gia và quốc tế, với sự tham gia đông đảo của đại diện các nước thành viên LHQ và quan sát viên.