Nhiều giải pháp trợ lực cho mục tiêu tăng trưởng
Những tháng cuối năm 2024, hoạt động sản xuất và thương mại của nước ta, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ tiếp tục có cả những thuận lợi và thách thức.
Lãnh đạo Bộ Công Thương tại buổi họp báo.
Ảnh: Uyên Hương/TTXVN

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng của ngành.

Thông tin này được ông Bùi Huy Sơn- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính (Bộ Công Thương nhấn mạnh tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/10 tại Hà Nội nhằm đánh giá kết quả đạt được của ngành công thương 9 tháng năm 2024

Theo ông Bùi Huy Sơn, kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo là “hạ cánh an toàn”, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của một số đối tác lớn của Việt Nam có nhiều khác biệt.

Tình hình tài khóa - tiền tệ toàn cầu đang có dấu hiệu nới lỏng hơn khi các chính sách tài khóa tại nhiều quốc gia trở nên hỗ trợ tăng trưởng hơn; quý III/2024 đánh dấu sự phục hồi tích cực của thương mại toàn cầu (mặc dù không đồng đều giữa các ngành và khu vực). Xu hướng lạm phát toàn cầu đang dần hạ nhiệt mặc dù vẫn còn nhiều thách thức (ngày 18/9/2024, FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 50 điểm, lần đầu tiên sau hơn 4 năm nhằm kích cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh); sức ép lên tỷ giá USD/VND giảm khi FED cắt giảm lãi suất, góp phần giảm chi phí nhập khẩu;

Nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng, và dệt may (các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn). Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn khi các đơn hàng xuất khẩu được dịch chuyển từ Bangladesh. Thị trường các FTA tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư… Tuy nhiên, cũng còn nhiều rủi ro và thách thức khó đoán định.

Ông Bùi Huy Sơn cũng chỉ ra việc diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, yếu tố rủi ro, bất định, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và Trung Đông. Cùng đó, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề… làm tốc độ phục hồi kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại.

Các nước phát triển quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phát triển bền vững, an toàn cho người tiêu dùng tạo nên những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu. Giá cước vận tải biển chưa có xu hướng hạ nhiệt; những tác động tiêu cực của siêu bão Yagi đối với hoạt động sản xuất trong nước sẽ là khó khăn, thách thức không hề nhỏ đối với sản xuất công nghiệp và thương mại của nước ta trong thời gian tới.

Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2024, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, ngành công thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh trong toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế. Triển khai hiệu quả các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản đã được phê duyệt; tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng. Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành công thương năm 2024, đặc biệt là các dự án sửa đổi, bổ sung các luật (Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Hóa chất, hồ sơ xây dựng Luật phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả) và các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành.

Ngoài ra, Bộ khẩn trương hoàn tất trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng (điện, xăng dầu) như khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi, cơ chế giá điện 2 thành phần, cơ chế khung giá các loại hình điện năng, Nghị định về kinh doanh xăng dầu; sửa đổi Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo, thành lập Hội đồng gạo quốc gia…

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết thêm, tới đây, Bộ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành công thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, Bộ Công Thương tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh việc tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng, Bộ sẽ đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Tiếp tục nâng cao việc sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và hỗ trợ hiệu quả các ngành xuất khẩu của Việt Nam ứng phó hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Mặt khác, phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Cùng đó, tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng. Triển khai Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... nhằm bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng.

Đặc biệt, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện trong thời gian tới (Công điện số 7287/CĐ-BCT ngày 19 tháng 9 năm 2024). Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước…; tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ)./.

Tin liên quan

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường thực phẩm Halal Trung Đông-Bắc Phi

Báo cáo Thị trường Thực phẩm Halal Toàn cầu năm 2024 của hãng nghiên cứu thị trường Cognitive Market Research cho thấy giá trị thị trường thực phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt gần 2.548,5 tỷ USD trong năm 2024 và sẽ tăng lên 4.934,73 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng trưởng hằng năm 9,9% trong giai đoạn 2024-2031. Với quy mô dân số lớn và thị trường thực phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh, khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiệm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài 2: “Chỉ tên” những nguyên nhân gây lãng phí

Lãng phí tài sản công (TSC) là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ việc quản lý kém, thiếu minh bạch, tham nhũng cho tới thiếu hụt kỹ năng và kiến thức trong chính đội ngũ những người được giao nhiệm vụ quản lý TSC.

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi đảm bảo hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa (Ủy ban 3) của Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã thảo luận đề mục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh chỉ có thể đạt được các tiến bộ về quyền con người khi duy trì được hòa bình, ổn định, pháp quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, đồng thời bảo đảm tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ.

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục thúc đẩy pháp quyền ở các cấp độ quốc gia và quốc tế, với sự tham gia đông đảo của đại diện các nước thành viên LHQ và quan sát viên.

Ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Sáng 23/10, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tấn (thuộc TTXVN) đã ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của tác giả, nhà văn người Hàn Quốc Cho Chulhyeon vào đúng dịp tưởng niệm 100 ngày cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi xa.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 5)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.