Truyền thông Đức đánh giá câu chuyện thành công về kinh tế của Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á. Xung quanh vấn đề này, trang web của hãng phát thanh truyền hình DW (Đức) vừa đăng bài viết chỉ ra những động lực thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 6,1% vào cuối năm 2024 và 6,5% vào năm 2025. Cả hai mức này đều cao hơn ước tính hồi tháng 4/2024 của cơ quan này. Dự báo cho thấy Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng vào năm 2025 cao hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippines.

Theo bài viết trên trang DW, Việt Nam - giống như các nước Đông Nam Á khác - phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Báo cáo Đầu tư ASEAN 2024 cho biết từ năm 2021 - 2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines đạt trung bình khoảng 236 tỷ USD một năm. Khi các nhà đầu tư phương Tây tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, các nước Đông Nam Á trở thành lựa chọn hàng đầu cho đầu tư nước ngoài.

DW dẫn lời TS. Bích Trần, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu cho chính sách Trung Quốc+1 của nhiều công ty vì vị trí địa lý gần và nền văn hóa tương đồng.

Trong khi đó, Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của nhiều nền kinh tế phương Tây. Đơn cử như Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tháng 9/2023, Mỹ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Các nhà phân tích cho rằng điều này thúc đẩy lợi ích kinh tế của cả hai bên. Theo bài viết, khoản đầu tư lớn từ Mỹ vào Việt Nam là “chìa khóa” mở ra nhiều cơ hội kinh tế cho đất nước. Việt Nam trở thành địa điểm sản xuất quan trọng của Apple, với việc “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ đầu tư hơn 15 tỷ USD vào Việt Nam trong 5 năm qua.

Theo trang DW, Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cũng nhờ có chi phí lao động thấp cùng với lực lượng lao động trẻ và đông đảo, với 58% dân số trong tổng số gần 100 triệu người dưới 35 tuổi. Đánh giá về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu và nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore (ISEAS) nói rằng đất nước có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ lợi thế trong nước là dân số 100 triệu người với tầng lớp trung lưu đang gia tăng./.

Nguyễn Hằng

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu tiềm năng ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam tại Malaysia

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ Triển lãm và Hội nghị kinh doanh quốc tế Selangor 2024 (SIBS), diễn ra từ ngày 16-19/10 tại Kuala Lumpur, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Malaysia Lê Phú Cường đã giới thiệu với các đối tác Malaysia và bạn bè quốc tế về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia, cũng như ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Hiệu quả bước đầu trong thí điểm học bạ số

Thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia nói chung, chuyển đổi số trong giáo dục nói riêng, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học, tiến tới triển khai ở tất cả các cấp học. Qua triển khai thí điểm tại 63 địa phương trên cả nước, áp dụng cho năm học 2023 - 2024, bước đầu ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Có thể thấy, học bạ số là giải pháp tối ưu để quản lý học bạ một cách thống nhất, khoa học, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hội nghị lần thứ 2 sau 3 tháng Thủ tướng chủ trì Hội nghị và sau 5 lần Thủ tướng trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai các công trình giao thông trọng điểm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặt trận phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là mái nhà chung của ngôi nhà đại đoàn kết. Những năm qua, MTTQ các cấp trên địa bàn cả nước đã tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt trong thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, Mặt trận đã tập hợp, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết đã trở thành điểm tựa vững vàng để toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 15/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Cùng dự Lễ ra mắt Tủ sách Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Viện Lowy: Việt Nam thăng hạng về chỉ số quyền lực nhờ ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa

Báo cáo thường niên về Chỉ số Quyền lực châu Á 2024 do Viện nghiên cứu Lowy của Australia mới công bố cho thấy, Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Theo đó, sức mạnh tổng thể của Việt Nam đã tăng 1,2% so với năm 2023, tạo ảnh hưởng trong khu vực nhiều hơn so với dự kiến.

Tập kết ra Bắc - Hành trình của niềm tin và cống hiến

Cách đây 70 năm, từ sau hiệp định Geneve cho đến đầu năm 1955, đã có hàng vạn người dân các tỉnh miền Nam theo các chuyến tàu ra Bắc, mang theo hy vọng về ngày đất nước sẽ sớm được thống nhất. Trong số họ, phần lớn là những chiến sĩ, trí thức, học sinh, là những hạt giống quý, được sắp xếp học tập, bồi dưỡng theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Một thế hệ đã hết mình cống hiến cho các lĩnh vực khoa học, cũng như sự nghiệp phát triển đất nước sau này.