Đề xuất có Nghị quyết dành riêng cho thúc đẩy phát triển nông nghiệp
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội và một số dự án luật đang được cho ý kiến.
Đề xuất có Nghị quyết dành riêng cho thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Phát biểu tại thảo luận tổ, về thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, các đại biểu nhấn mạnh đến 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực và 4 “trụ cột” gồm: Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật và Nghị quyết 68 phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân,...

Cũng tại tổ thảo luận, về động lực tăng trưởng mới, nhiều đại biểu đề nghị quan tâm đến động lực từ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và động lực từ việc sáp nhập tỉnh thành, tạo không gian phát triển mới, phải coi đây là động lực quan trọng.

Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần phát huy 3 thế mạnh của Việt Nam, bởi trong bối cảnh cạnh tranh trên thế giới, những vấn đề phức tạp về địa chính trị, địa kinh tế,... thì phải dựa vào tiềm năng, lợi thế của chính mình. Trong đó cần thúc đẩy 3 thế mạnh về du lịch, dịch vụ, ngành nông nghiệp.

Theo đại biểu, nông nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh với khí hậu, đất đai với nhiều sản phẩm đang top đầu thế giới như cà phê, hồ tiêu, thủy sản,... nên đại biểu đề nghị có Nghị quyết dành riêng cho ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao. Về dịch vụ cần chính sách phát triển về tài chính ngân hàng, logictics, công nghệ thông tin, y tế chất lượng cao,...

Nhìn lại quá trình phát triển, các đại biểu đánh giá, trong gần 40 năm đổi mới vừa qua, đất nước có tăng trưởng liên tục. Năm tăng trưởng cao nhất là năm 1995 (9,54%), năm thấp nhất là năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhấn mạnh đến nguy cơ ảnh hưởng của dịch, trong bối cảnh mới đây, dịch trở lại ở một số nước châu Á, đại biểu đề nghị có chính sách, giải pháp từ sớm, từ xa, đề nghị sớm chủ trương để nhập khẩu vaccine COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình trang bị “lá chắn số” cho người dân vùng nông thôn

Với hơn 80% dân số sinh sống tại vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình đang nỗ lực trang bị "lá chắn số" cho người dân ở khu vực này, đặc biệt là những người cao tuổi, giúp họ vững tin hơn trong hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ. Các chương trình tập huấn kỹ năng số và nhận diện lừa đảo trực tuyến đang mang lại những hiệu quả rõ rệt, góp phần xây dựng một cộng đồng thích ứng với công nghệ và an toàn trên không gian mạng.

Bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 22/5, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28 và Nghị quyết số 107 của Quốc hội.

Đề xuất việc thanh tra đột xuất nhiều hơn là theo kế hoạch

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), sáng 22/5, các đại biểu đề nghị quy định rõ hành vi cố ý không thanh tra và cần kiểm soát, tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra... Đáng chú ý, một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần "thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch".