Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế
Văn khắc Hán Nôm là kho tàng di sản tư liệu bằng chữ Hán và chữ Nôm được khắc trực tiếp trên vách đá tại Di tích lịch sử và danh thắng quốc gia đặc biệt núi Non Nước có niên đại trải dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX.
Những bài thơ do các tao nhân xưa sáng tác và khắc vào núi đá Non Nước.
Ảnh: TTXVN phát

Hệ thống văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước, phường Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình không chỉ là minh chứng sinh động cho sự hiện diện và phát triển của di văn Hán Nôm tại vùng đất Cố đô mà còn là biểu tượng độc đáo của sự giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật điêu khắc, văn chương, phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc.

Tỉnh Ninh Bình đang xây dựng hồ sơ đề cử ghi danh “Văn khắc Hán Nôm núi Non Nước” vào Danh mục di sản tư liệu Ký ức thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

*Kho di sản tư liệu quý giá

Văn khắc Hán Nôm là kho tàng di sản tư liệu bằng chữ Hán và chữ Nôm được khắc trực tiếp trên vách đá tại Di tích lịch sử và danh thắng quốc gia đặc biệt núi Non Nước có niên đại trải dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX. Đây là nguồn sử liệu, văn liệu phong phú và quý giá, không chỉ ghi lại những sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng gắn liền với núi Non Nước của Ninh Bình mà còn của cả nước.

Trên núi Non Nước hiện nay có 43 văn bia ma nhai (là bia được khắc trên vách núi tự nhiên) và 12 tư liệu khác qua các bản dập. Trong đó, có 37 bản văn khắc Hán Nôm, 6 văn bia chữ Quốc ngữ niên đại trải dài từ thời Trần - Lê sơ thế kỷ XV, thời Mạc thế kỷ XVI, thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII-XVIII, thời Nguyễn đến đầu thế kỷ XX với hàng trăm các tác phẩm thơ, văn ngự chế của các vị vua, thơ đề vịnh của thi nhân cùng nét đặc sắc thư pháp, văn tự (chữ Nôm, chữ húy).

Một số tác phẩm ở đây có giá trị đặc biệt trong hệ thống văn bia ma nhai ở Việt Nam như: bia “Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký” do Trương Hán Siêu soạn và khắc vào sườn núi vào năm Quý Mùi niên hiệu Thiệu Phong thứ 3 (1343) đời vua Trần Dụ Tông; bia “Thánh chỉ” của Thượng hoàng Trần Minh Tông khắc năm Kỷ Sửu niên hiệu Thiệu Phong (1349); bia do Ngô Thì Sĩ và Ngô Thì Nhậm đề…

Qua nghiên cứu về bia khắc trên vách đá núi Non Nước, Giáo sư - Tiến sĩ Cảnh Huệ Linh, Đại học Khoa học kỹ thuật Triều Dương, Đài Loan (Trung Quốc) đánh giá, giá trị lịch sử của văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước rất đa diện và nổi bật. Giá trị của văn khắc không chỉ nằm ở chiều dài lịch sử mà còn ở sự phong phú trong nội dung, ý nghĩa thể hiện những thành tựu nghệ thuật đặc sắc trong việc sử dụng ngôn từ, chữ viết và phong cách văn chương các thời đại. Từ đó, có thể phản ánh đầy đủ, xác thực về các sự kiện lịch sử của đất nước.

Không chỉ nổi tiếng với các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan mà còn là kho tàng di sản tư liệu đặc sắc. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước là di tích Quốc gia đặc biệt.

*Đưa di sản ra thế giới

Trải qua gần 700 năm, văn bia vẫn còn nguyên vẹn không bị tác động bởi phong hóa hay thời tiết.
Ảnh: TTXVN phát

Với các giá trị nổi bật về nội dung, hình thức của văn khắc Hán Nôm núi Non nước, tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh bảo tồn, số hóa, giáo dục phục vụ hoạt động du lịch và lan tỏa các giá trị về truyền thống văn chương hiếu học của ông cha.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cho rằng, hoàn toàn có thể kết hợp phát huy hệ thống văn khắc núi Non Nước để phát triển du lịch khám phá tri thức. Trong giáo dục có thể phát triển nơi đây trở thành nơi “giáo dục trải nghiệm” bổ ích, lý thú thông qua tổ chức các chuyến ngoại khóa cho học sinh, sinh viên ở địa phương cũng như trong nước, quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và học tập.

Xét trong bối cảnh quốc tế, văn khắc Hán Nôm núi Non Nước có thể so sánh với các di sản tư liệu khắc đá nổi bật như: Văn bia đá Hàn Quốc tại núi Namsan, bia đá cổ tại Ai Cập, các bia ký (stelae) hoàng gia tại Ethiopia… Vì vậy, tỉnh Ninh Bình cũng đang đẩy mạnh việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế nhằm xây dựng hồ sơ đề cử ghi danh “Văn khắc Hán Nôm núi Non Nước” vào Danh mục di sản tư liệu Ký ức thế giới của UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, những bản văn khắc ở đây đều đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Ngoài giá trị nội dung, đây còn là những tác phẩm nghệ thuật rất đẹp mà trên đó vẫn còn những hình tượng, hoa văn ghi dấu ấn của một thời đại và cũng là sự phát triển nghề khắc đá Ninh Bình nổi tiếng ngày nay.

Việc ghi danh văn khắc Hán Nôm núi Non Nước vào Danh mục di sản tư liệu Ký ức thế giới của UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là sự vinh danh cho một di sản độc đáo của Việt Nam mà còn là sự đóng góp quan trọng vào kho tàng ký ức chung của nhân loại.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình Vũ Thanh Lịch cho biết, Sở tích cực tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện, thực hiện các dự án bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước. Trong đó sẽ nhấn mạnh đến việc phát huy giá trị di sản tư liệu, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Qua đó, không chỉ khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc mà còn là nền tảng đưa Ninh Bình phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, văn hóa - xã hội và khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch thế giới./.

Tin liên quan

Rạng rỡ Hải Phòng

Hòa chung niềm vui, niềm tự hào của người dân cả nước trước dấu mốc lịch sử - sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, tối  30/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, được truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu Hải Phòng và Hải Dương.

Tin cùng chuyên mục

“Kết nối Đông – Tây”, Việt Nam - Israel cùng bước đi trên hành trình mới

Trong bối cảnh cơ hội phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Israel trên các lĩnh vực thương mại, du lịch và đầu tư cũng như khoa học công nghệ ngày càng gia tăng, Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung đã có cuộc trao đổi với tạp chí PassportNews về tiềm năng hợp tác, tầm nhìn tương lai cũng như những thách thức hiện tại trong quan hệ hai nước.

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc: Mô hình chính quyền địa phương hai cấp là bước tiến mạnh mẽ và cần thiết

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trong không khí cả nước đồng loạt trang trọng tổ chức “Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu”, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán đã tập trung theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Israel: Cải cách hành chính - cầu nối vững chắc giữa kiều bào và quê hương

Việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp (gồm cấp tỉnh và cấp xã, bỏ cấp huyện) là bước cải cách hành chính quan trọng, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là kiều bào tại Israel và nhiều quốc gia khác, đây là một tín hiệu tích cực cho thấy quê hương đang không ngừng hoàn thiện thể chế, hướng đến một nền hành chính hiện đại, minh bạch và gần dân hơn. Đó là ý kiến đánh giá của bà Trương Thị Hồng - Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Israel trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Tel Aviv.

Kiều bào tại Lào tin tưởng, tự hào về những đổi mới chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tin tưởng và tự hào trước quyết tâm đổi mới, sắp xếp địa giới hành chính để tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và tạo động lực phát triển bền vững, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế. Đó là những chia sẻ của kiều bào tại Lào nhân sự kiện chính trị - lịch sử trọng đại “sắp xếp lại giang sơn”, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam đặt kì vọng vào công cuộc "sắp xếp lại giang sơn"

Hòa chung không khí cả nước đồng loạt trang trọng tổ chức “Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu”, phóng viên TTXVN tại Geneve ngày 1/7 đã có cuộc trao đổi với đại diện Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam (SVEF) về thời khắc lịch sử này.

Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò quốc tế tại Hội nghị FfD4

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Seville, Tây Ban Nha, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (Hội nghị FfD4) tại Seville, sáng 1/7 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dự và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị FfD4.