Giá cước vận tải tăng cao, Bộ Công Thương khuyến nghị 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hoá tồn đọng tại các cảng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân. 
Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Trước bối cảnh giá cước vận tải tăng cao, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã ký văn bản số 5178/BCT-XNK gửi các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu; các hiệp hội lĩnh vực logistics; Hiệp hội chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam về việc khuyến nghị 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu khi phí vận tải biển tiếp tục leo thang.

Tại văn bản này, Bộ Công Thương nêu rõ việc thời gian qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, Bộ Công Thương lưu ý các Hiệp hội và doanh nghiệp gia tăng phối hợp, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm cơ sở ký kết hợp đồng dại hạn với hãng tàu.

Từ đầu năm 2024 đến nay tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng Châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc này nhằm giảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay. Đồng thời, phân luồng hàng hoá và tuyến đường thay thế.

Cùng đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất việc bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu. Ngoài ra, tăng cường tận dụng ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.

Liên quan đến việc giải quyết hàng hoá xuất nhập khẩu tồn đọng, Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hoá tồn đọng tại các cảng, thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hoá tại cảng.

Hơn nữa, nhằm hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Công Thương đề xuất các hiệp hội ngành hàng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố. Đặc biệt với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng lưu ý các hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.

Trước đó, cũng liên quan đến vấn đề giá cước vận tải biển tăng vọt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có thư gửi ông Turgut Erkeskin, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Quốc tế (FIATA) đề xuất một số nội dung liên quan hỗ trợ liên quan vấn đề này.

Trong thư, Bộ trưởng mong muốn ông Turgut Erkeski và FIATA có thể hỗ trợ, có những biện pháp thiết thực để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các khó khăn trên. Cụ thể, FIATA có thể đề xuất giải pháp cho vấn đề trên. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia và các hiệp hội thành viên của FIATA đã và đang áp dụng, đặc biệt đối với việc xử lý các khoản phí ngoài cước thu tại cảng.Hơn nữa, trong phạm vi ảnh hưởng của mình với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nhấn mạnh vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu để có ưu tiên phù hợp về phương tiện và thiết bị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho thị trường Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng mong muốn FIATA hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong chiến lược định vị Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa, địa điểm trung chuyển quốc tế mới của châu Á trong cộng đồng các doanh nghiệp logistics toàn cầu. Ủy quyền cho các tổ chức Việt Nam tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ FIATA để góp phần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cao./.

Tin liên quan

Triển vọng thương mại Canada-Việt Nam sau 30 hợp tác

Nhằm tiếp tục triển khai các dự án hợp tác phát triển nhân kỷ niệm 30 năm công tác hỗ trợ phát triển của Canada với Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Bộ trưởng Phát triển quốc tế Ahmed Hussen.

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực trọn đời vì một Việt Nam hùng cường

Nỗ lực trọn đời vì một Việt Nam hùng cường. Đó là cảm nhận chung của các học giả Campuchia, Singapore và Israel khi đánh giá về di sản mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho nhân dân Việt Nam. Chia sẻ với các phóng viên TTXVN thường trú tại địa bàn, các học giả đã dành những lời khâm phục, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng không còn nữa, nhưng sự nhớ thương, tình đồng chí đáng tôn trọng sẽ mãi trong trái tim tôi"

Mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào có một không hai trên thế giới - đó là câu nói thực sự xuất phát từ trái tim của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, một người từng có nhiều thời gian gặp gỡ, trao đổi và làm việc cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã xúc động chia sẻ như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn sau khi nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. TTXVN xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người đảng viên thực sự vẹn toàn trong mắt các đồng chí Argentina và Pháp

Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người đảng viên thực sự vẹn toàn, nhà lý luận xuất sắc - đó là những suy nghĩ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Jorge Kreyness về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã kế thừa và phát huy những di sản cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.