Thủy sản Việt Nam khẳng định vị trí quan trọng tại thị trường Singapore
Các số liệu thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy lần đầu tiên Việt Nam duy trì vị trí là đối tác lớn thứ 5 của Singapore về xuất khẩu thủy sản trong hai quý liên tiếp, thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường khó tính này.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai, tỉnh An Giang (ảnh tư liệu).
Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 0,81%, đạt gần 51,7 triệu SGD (38,4 triệu USD), chiếm 9,46% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh ở nhóm cá tươi (tăng 25,42%), trong khi sụt giảm mạnh ở ba nhóm hàng là nhóm cá tươi ướp lạnh (26,93%), nhóm cá đông lạnh (39,42%) và nhóm thủy sản thủy sinh (23,08%).

Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore, cho biết để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản, đồng thời tích cực hưởng ứng các hoạt động của Thương vụ kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp thủy hải sản của Singapore nhằm gia tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn.

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí thứ 5 trong hai quý liên tiếp.

Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở hai phân khúc này lần lượt là 30,64% và 20,92%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (chiếm 28,69%) và cá chế biến (chiếm 19,24%). Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 32,53% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 37,81% thị phần).

Để đảm bảo an ninh thực phẩm, Singapore thực hiện chính sách đa dạng nguồn cung, liên tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu bằng nhiều chính sách. Điều này làm gia tăng cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, nhà ngoại giao tài tình

"Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, một nhà ngoại giao tài tình, sáng suốt và luôn coi trọng các mối quan hệ với tất cả nước trên thế giới". Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith đã xúc động chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn chiều 22/7.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nguồn cảm hứng cho các thế hệ kiều bào

Trong những chuyến thăm, làm việc tại Trung Quốc trên các cương vị lãnh đạo khác nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc nỗ lực học tập, công tác, hội nhập, trở thành cầu nối cho tình hữu nghị và mối quan hệ hợp tác giữa hai đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lý luận sắc bén của Đảng

Các học giả quốc tế cho rằng tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp cộng đồng quốc tế hiểu ngày càng đầy đủ, sâu sắc,  toàn diện hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra đột phá để đặt dấu ấn mới cho vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính sách đối ngoại của đất nước.

Phong cách mẫu mực của một đại biểu nhân dân

Đóng góp nhiều di sản quý giá, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đặc biệt là đại biểu Quốc hội từ Khóa XI đến Khóa XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại tình cảm đặc biệt trong lòng các cử tri và nhân dân cả nước về hình ảnh một vị lãnh đạo, một đại biểu nhân dân với phong cách gần gũi, chân thành, mộc mạc và trí tuệ.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suy nghĩ của các chính trị gia thế giới

Nhiều chính trị gia trên thế giới đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng thời đánh giá cao vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư đối với Việt Nam cũng như đối với phong trào cộng sản, thế giới tiến bộ và nền chính trị cánh tả trên toàn cầu.