Giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh mua sắm hàng hóa tại siêu thị. Ảnh: Mỹ Phương – TTXVN

Chỉ thị nêu rõ, mặc dù nền kinh tế đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhưng so với mục tiêu Chính phủ giao tăng trưởng GDP năm 2025 trên 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 12%, mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ hàng hóa, dịch vụ các tháng đầu năm chưa đạt mức kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức do tác động của thị trường nước ngoài, các chính sách bảo hộ của các nước lớn trên thế giới.

Theo đó, Vụ Kế hoạch – Tài chính và Quản lý doanh nghiệp chủ trì, đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao nhằm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5 tháng 2 năm 2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước phối hợp với Sở Công Thương các địa phương, các doanh nghiệp triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, kết hợp với việc triển khai các Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... nhằm gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt trong bối cảnh một số thị trường xuất khẩu lớn áp dụng dụng chính sách bảo hộ.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai các đề án, chương trình mục tiêu về phát triển thương mại và thị trường trong nước đã được phê duyệt. Tổ chức hội nghị về giải pháp phát triển thị trường trong nước nhằm đánh giá tình hình, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương và doanh nghiệp. Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện nghiêm túc các quy định về kinh doanh xăng dầu nhất là việc dự trữ lưu thông, thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, kế hoạch sản xuất đã đăng ký…

Mặt khác, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để thiết kế, xây dựng chính sách và các chương trình kích cầu tiêu dùng, các chương trình khuyến khích mua sắm trên phạm vi toàn quốc, kết hợp các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt vào các dịp tiêu dùng thấp điểm giữa năm.

Cùng đó, theo dõi sát diễn biến thị trường, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách để phát triển các hạ tầng thương mại như trung tâm logistics, outlet. Chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là trong các chương trình khuyến mại, giảm giá; tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh hàng hóa trên các nền tảng thương mại điện tử.

Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng đó, phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng, các đơn vị liên quan tăng cường xây dựng, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước có tính tập trung, quy mô lớn, mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của vùng tại các thị trường mục tiêu…

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong việc giới thiệu, quảng bá và phân phối hàng hóa sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy liên kết vùng trong thương mại điện tử, các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới với các nước trong khu vực, các thị trường mới; ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận công nghệ, mô hình mới trong mua bán hàng hóa.

Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại chủ trì, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng liên quan theo dõi, hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời các ngành sản xuất mặt hàng thiết yếu trong nước về các quy định pháp luật liên quan đến điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường nâng cao nhận thức của toàn xã hội về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, triển khai các hoạt động giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; chủ động phát hiện để xử lý kịp thời các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh theo quy định của pháp luật khi triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.

Cục Xuất nhập khẩu và Vụ Phát triển thị trường nước ngoài tiếp tục đa dạng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường nước ngoài; mở rộng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất để củng cố và phát triển thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống và các thị trường có FTA/CEPA với Việt Nam, tạo bước đột phá mở rộng thị phần tại các thị trường mới, có tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các chính sách bảo hộ của các nước lớn.

Bên cạnh đó, xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan các rào cản kỹ thuật, quy định về môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ… và mở cửa thị trường mới cho hàng hóa Việt Nam khi các thị trường truyền thống gặp khó khăn…

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp phân phối và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa; phối hợp với các địa phương khác triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng sản xuất tại địa phương, các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền; đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng; báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức các đợt khuyến mại tập trung trên quy mô toàn tỉnh vào các dịp tiêu dùng cao điểm như cuối năm, lễ, Tết…

Các tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ngành công thương tích cực tham gia các chương trình kết nối cung cầu, các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương, các địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức; các doanh nghiệp phân phối tích cực hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền, các mặt hàng thực phẩm an toàn trong hệ thống phân phối…

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện dự trữ lưu thông theo quy định, kế hoạch sản xuất đã đăng ký và thực hiện nghiêm túc tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đã được phân giao, có kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, trong đó có tính đến nhu cầu tăng thêm khi cả nước đẩy mạnh triển khai các hoạt động phát triển kinh tế.

Các hiệp hội, ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Cùng đó, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thành viên để tổng hợp, đề xuất với các cơ quan chức năng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm./.

Tin liên quan

Trang tin New Zealand: Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Phóng viên TTXVN tại châu Đại dương dẫn nguồn tin trên trang rnz.co.nz của New Zealand nhận định Việt Nam hiện được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và thương mại hai chiều giữa Việt Nam và New Zealand đã đạt 2,68 tỷ NZD (tương đương 1,54 tỷ USD). Trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu của New Zealand đang nỗ lực củng cố vị thế đối tác kinh doanh chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống cao cấp.

Kinh tế vĩ mô ổn định tạo nền tảng cho thị trường bất động sản

Theo tin từ Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao quan trọng, tiếp nối đà phục hồi từ năm 2024 và dần thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới. Sau khoảng thời gian điều chỉnh kéo dài từ năm 2022 - 2023, những tín hiệu tích cực từ chính sách hỗ trợ và điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định đang tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của thị trường.

Mở cánh cửa mới cho người lao động

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ có số lượng lớn lao động từ khối nhà nước nghỉ việc và dịch chuyển sang khối tư nhân, phù hợp với quy luật của thị trường. Những người thuộc diện tinh giản hay tự nguyện nghỉ việc trong cơ quan nhà nước để ra ngoài làm vẫn có thể khẳng định bản thân ở môi trường mới và góp phần cống hiến cho xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Burundi

Chiều 04/4, tại Trụ sở Chính phủ, hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những thành tựu quan trọng mà đất nước và nhân dân Burundi đã đạt được dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Évariste Ndayishimiye và bày tỏ ủng hộ Burundi thực hiện thành công Kế hoạch Phát triển Quốc gia với mục tiêu đưa Burundi trở thành nước mới nổi vào năm 2040 và nước phát triển vào năm 2060.

Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam xuất khẩu

Ngày 4/4, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phối hợp cùng Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu tư tổ chức hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới cho ngành lúa gạo trong bối cảnh thị trường và công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ.

"Ngoại giao hoa" thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ tri ân thành công của sự kiện Hội chợ Ikebana International 2024 do Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch. Tham dự buổi lễ có Công chúa Takamado, Chủ tịch Danh dự Tổ chức Ikebana International; Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản - bà Ishiba Yoshiko, Phu nhân Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản - bà Hayashi Yuko, Phu nhân Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản - bà Iwaya Sakoto cùng nhiều phu nhân Đại sứ các nước tại Tokyo và hơn 30 nghệ nhân Ikebana hàng đầu Nhật Bản.

Người Việt tại Argentina hướng về cội nguồn, đất nước

Ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức gặp mặt đầu Xuân 2025 với sự tham dự đông đảo của đại diện cộng đồng người Việt tại Argentina, Đảng Cộng sản Argentina, Đại sứ quán Cuba và bạn bè Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam.

Ba tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, số trường hợp vi phạm giao thông bị xử phạt giảm trên 30%

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), sau 3 tháng (từ 1/1 - 31/3/2025) thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024. Trong 3 tháng qua, toàn quốc xảy ra 4.440 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 2.446 người, bị thương 3.026 người; so với cùng kỳ năm 2024 giảm 1.821 vụ (29,09%), giảm 245 người chết (3,91%), giảm 1.864 người bị thương (29,77%). Các hành vi vi phạm có mức giảm cao là vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ, quá tải trọng, quá số người quy định…

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có các cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Sứ mệnh quốc tế cao cả

Chỉ hai ngày sau khi Myanmar hứng chịu trận động đất kinh hoàng với cường độ 7,7, Việt Nam đã ngay lập tức cử các đội cứu hộ, cứu nạn tới nước bạn tham gia vào công tác tìm kiếm những người còn sống sót vẫn đang mắc kẹt dưới những đống đổ nát, thể hiện tinh thần nhân đạo quốc tế cao cả.