Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
Bộ Tài chính đã và đang nghiên cứu, điều phối, thúc đẩy quá trình tham vấn về việc xây dựng, phát triển Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là trung tâm tài chính của thành phố Thủ Đức. Ảnh: Trần Tình/TTXVN

Với vai trò được giao là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính đã và đang nghiên cứu, điều phối, thúc đẩy quá trình tham vấn về việc xây dựng, phát triển Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế theo đúng định hướng, đường lối chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Hiện, Bộ Tài chính đã và đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Mới đây, tại Hội nghị xây dựng Trung tâm Tài chính tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á. Đây được coi là khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay, cũng là nơi xuất hiện và hình thành các trung tâm tài chính mới như: Mumbai (thủ đô của Ấn Độ), Kuala Lumpur (thủ đô của Malaysia), Jakarta (thủ đô của Indonesia). Với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam đang đứng trước "cơ hội vàng" để tham gia và định vị vai trò, vị trí của mình trong chuỗi Trung tâm Tài chính toàn cầu.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam có một số lợi thế đặc thù để hình thành Trung tâm Tài chính, đó là vị trí chiến lược quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Nếu hình thành, đây là Trung tâm Tài chính có múi giờ khác biệt với 21 Trung tâm Tài chính lớn nhất toàn cầu, điều này tạo thuận lợi lớn trong thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch. Đặc biệt, đây còn là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính tương lai.

Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh, những năm gần đây, thành phố năng động này được đưa vào xếp hạng trong danh sách chính thức các trung tâm tài chính mới nổi toàn cầu; trong khi đó, thành phố Đà Nẵng cũng đang nổi lên là một trung tâm công nghệ – tài chính cấp vùng tiềm năng.

Tư lệnh ngành Tài chính cho rằng, năm 2025 được coi là năm bản lề của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, năm cuối của Kế hoạch 2021–2025; đồng thời là bước đệm chiến lược cho giai đoạn tăng tốc 2026 - 2030, hướng tới mục tiêu trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Để đạt mục tiêu đó, Việt Nam xác định Trung tâm Tài chính là một trong những mũi nhọn chiến lược, là đột phá thể chế mang tầm quốc gia, giúp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng, huy động, phân bổ và nâng cao hiệu quả dụng nguồn lực, qua đó tăng sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, xây dựng Trung tâm Tài chính không phải của riêng Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, mà “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, triển khai quyết liệt, đồng bộ và đổi mới mạnh mẽ để bứt phá” như chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 47-TB/TW về xây dựng và phát triển Trung tâm Tài chính tại Việt Nam.

Về định hướng phát triển Trung tâm Tài chính của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, Việt Nam hiện đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính nhằm mục tiêu thiết lập khung hành lang pháp lý mở, minh bạch, có chính sách ưu đãi đặc thù, vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời chuẩn bị các điều kiện nền tảng để phát triển Trung tâm Tài chính tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, triển khai rõ ràng lộ trình hình thành Trung tâm Tài chính tại Việt Nam vào năm 2035, kết nối tương hỗ chặt chẽ với các Trung tâm Tài chính quốc tế lớn trong khu vực và trên thế giới, hướng đến hình thành mạng lưới tài chính liên kết, không cạnh tranh trực tiếp.

Cùng với đó, thúc đẩy thử nghiệm các cơ chế tài chính tiên tiến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tài chính, đặc biệt là fintech, blockchain, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; phát triển mạnh tài chính xanh, khuyến khích các sản phẩm bền vững, các quỹ đầu tư theo chuẩn thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm, tiêu chuẩn môi trường - xã hội - quản trị (ESG).

Mặt khác, tăng cường kết nối với các trung tâm tài chính để phát triển nhân lực chất lượng cao, hợp tác đào tạo và nâng cao quản trị tài chính theo chuẩn quốc tế; đồng thời, đảm bảo ổn định thị trường tài chính, quản lý rủi ro và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Đây là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm xây dựng môi trường đầu tư an toàn và bền vững tại các trung tâm tài chính.

“Việc xây dựng Trung tâm Tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ. Việt Nam sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để lỡ mất thời cơ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay./.

Tin liên quan

Trí thức người Việt tại Luxembourg - Cầu nối phát triển trung tâm tài chính Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, vai trò của trí thức người Việt tại nước ngoài, đặc biệt tại các trung tâm tài chính hàng đầu như Luxembourg, ngày càng được chú trọng. Với kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực tài chính toàn cầu, họ không chỉ mang đến những góc nhìn chiến lược mà còn có thể đóng góp trực tiếp vào quá trình hiện thực hóa tham vọng này.

Trí thức Việt kiều Anh tư vấn chính sách phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, cần một chiến lược phát triển rõ ràng, đảm bảo các yếu tố nền tảng như môi trường kinh doanh minh bạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, thị trường tài chính vững mạnh và thương hiệu quốc tế. Đây là khuyến nghị của Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS) tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Anh của Phó Thủ tướng.

Tin cùng chuyên mục

"Ngoại giao hoa" thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ tri ân thành công của sự kiện Hội chợ Ikebana International 2024 do Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch. Tham dự buổi lễ có Công chúa Takamado, Chủ tịch Danh dự Tổ chức Ikebana International; Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản - bà Ishiba Yoshiko, Phu nhân Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản - bà Hayashi Yuko, Phu nhân Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản - bà Iwaya Sakoto cùng nhiều phu nhân Đại sứ các nước tại Tokyo và hơn 30 nghệ nhân Ikebana hàng đầu Nhật Bản.

Người Việt tại Argentina hướng về cội nguồn, đất nước

Ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức gặp mặt đầu Xuân 2025 với sự tham dự đông đảo của đại diện cộng đồng người Việt tại Argentina, Đảng Cộng sản Argentina, Đại sứ quán Cuba và bạn bè Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam.

Ba tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, số trường hợp vi phạm giao thông bị xử phạt giảm trên 30%

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), sau 3 tháng (từ 1/1 - 31/3/2025) thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024. Trong 3 tháng qua, toàn quốc xảy ra 4.440 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 2.446 người, bị thương 3.026 người; so với cùng kỳ năm 2024 giảm 1.821 vụ (29,09%), giảm 245 người chết (3,91%), giảm 1.864 người bị thương (29,77%). Các hành vi vi phạm có mức giảm cao là vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ, quá tải trọng, quá số người quy định…

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có các cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Sứ mệnh quốc tế cao cả

Chỉ hai ngày sau khi Myanmar hứng chịu trận động đất kinh hoàng với cường độ 7,7, Việt Nam đã ngay lập tức cử các đội cứu hộ, cứu nạn tới nước bạn tham gia vào công tác tìm kiếm những người còn sống sót vẫn đang mắc kẹt dưới những đống đổ nát, thể hiện tinh thần nhân đạo quốc tế cao cả.

Ấm lòng những nghĩa cử của đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Sau 5 ngày xảy ra trận động đất kinh hoàng, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn điện, nước và các nhu yếu phẩm cơ bản. Trước tình hình đó, đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp tận dụng nguồn chất xám

Với nhiều điểm mới tích cực, Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thể hiện đường lối đúng đắn và quyết tâm của Đảng và Nhà nước, đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển của đất nước. Đây là nhận định của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Huấn, chuyên ngành kỹ thuật truyền thông số tại Đại học Middlesex (Anh) và Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS), trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh trong tháng 3

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025, khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Đây là thông tin đáng chú ý trong kỳ công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 3/2025 của S&P Global - Tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin và dữ liệu tài chính.