Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam xuất khẩu
Ngày 4/4, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phối hợp cùng Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu tư tổ chức hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới cho ngành lúa gạo trong bối cảnh thị trường và công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thông tin về vị thế gạo Việt trên thị trường thế giới. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN

Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu có 3 loại gạo: gạo thường, gạo chất lượng cao và gạo cấp cao. Trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thì phần lớn là gạo chất lượng cao (chiếm tới 60 - 70%); gạo cao cấp có tên thương hiệu chiếm khoảng 15%; gạo thường chiếm khoảng 10 - 15%. Các thống kê cho thấy, phân khúc gạo cao cấp của Việt Nam ít bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác. Gạo của Việt Nam hiện có mặt ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường có đòi hỏi khắt khe nhờ chất lượng cao. Cơ cấu thị trường gạo Việt Nam với 72% cho thị trường châu Á, 18% cho thị trường châu Phi và châu Mỹ là 4%. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhận thấy thị trường mới đang lên là châu Phi.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), mặc dù, đầu năm 2025, giá lúa gạo Việt Nam giảm nhưng ước tính quý I/2025, tổng lượng gạo xuất khẩu gạo đạt trên 2,2 triệu tấn, tăng 2% so với quý I/2024. Điều này cho thấy, thị trường thế giới vẫn có nhu cầu sử dụng gạo Việt Nam.

"Gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường, vấn đề là các nhà xuất khẩu làm cách nào để giữ được giá bán lúa với 7.000 đồng/kg trở lên mua tại ruộng và bán gạo được với giá 500 USD/tấn trở lên để ổn định, tạo thị trường cho nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu", ông Nam nêu vấn đề.

Các chuyên gia trao đổi, thảo luận giải pháp định vị hạt gạo Việt trong kỷ nguyên mới. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN

Để giải quyết bài toán này, Chủ tịch VFA cho rằng cần cơ cấu tốt giống lúa, thị trường gạo. Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu, hướng tới việc giảm tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình, đồng thời tăng tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản. Cụ thể, đến năm 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình sẽ giảm xuống không quá 15%, trong khi tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản sẽ tăng lên khoảng 40%. Đến năm 2030, các mục tiêu này còn tham vọng hơn, với tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không quá 10% và tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản khoảng 45%.

Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo ra sự khác biệt trên thị trường thế giới; xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả, từ sản xuất đến tiêu thụ, nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nông dân và doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Ở góc độ nhà nghiên cứu lúa gạo, Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhìn nhận, dù lúa gạo của Việt Nam đã chiếm ưu thế trong phân khúc gạo trắng hạt dài nhưng ở phân khúc gạo thơm cấp cao và các phân khúc gạo cao sản chế biến, dinh dưỡng… vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp và của các đơn vị nghiên cứu công lập sẽ giúp đa dạng cơ cấu giống về chất lượng gạo; giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc khai thác thị trường ngách nội địa và quốc tế có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có các giống lúa có tiềm năng năng suất cao và có phẩm chất gạo ngon, chống chịu được với sâu bệnh và ở mức độ nào đó với mặn như: OM5451, OM18, Đài Thơm 8…. Các giống lúa này chiếm 70-80% diện tích sản xuất và đóng góp cho hơn 85-90% lượng gạo xuất khẩu của nước ta.

Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, bên cạnh đa dạng về chủng loại giống lúa, các bên liên quan cũng nên xây dựng vùng lúa nguyên liệu phù hợp cho từng loại giống lúa, ổn định về sản lượng và phẩm chất gạo. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và sự tham gia hợp tác từ nhiều bên, nhằm đảm bảo sự bền vững và phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.

Để tiếp tục khẳng định vị trí hạt gạo Việt trên thị trường thế giới trong thời gian tới, theo Chủ tịch VFA - Đỗ Hà Nam, các bên liên quan cần có những suy nghĩ, cách làm khác biệt: giống lúa khác biệt, cơ cấu thị trường khác biệt,... Nếu gạo Việt Nam tạo được sự khác biệt, thì sẽ có được giá bán khác biệt, dành cho đối tượng khách hàng khác biệt. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”(gọi tắt Đề án 1 triệu ha lúa). Với những tín hiệu tích cực ban đầu sẽ góp phần tạo được đột phá cho hạt gạo Việt.

Đồng quan điểm về đóng góp của Đề án 1 triệu ha lúa trong việc khẳng định vị thế hạt gạo Việt, ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đề xuất, Đề án 1 triệu ha lúa nên tập trung cho giống cao cấp, chất lượng cao và giống xác nhận đi kèm với làm thương hiệu để giữ chất lượng gạo Việt để tiếp cận cho thị trường cao cấp.

Cho rằng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong định hướng thị trường, định hướng giá trị trong chuỗi lúa gạo Việt Nam, theo ông Nguyễn Anh Phong, Việt Nam chiếm lĩnh thị trường gạo khá nhanh, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh nhạy tìm kiếm thị trường, tìm phân khúc có lợi nhất. Bộ Nông nghiêp và Môi trường luôn tạo ra môi trường tốt nhất cho kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về chính sách công (bảo quản, giống, chất lượng, đàm phán mở cửa thị trường).

Doanh nghiệp Việt Nam đang mở rộng tìm kiếm thị trường tiềm năng. Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó phân tích xem thị trường mới, đối thủ cạnh tranh, cách để gạo Việt Nam chiếm được thị phần tốt trên thị trường,...

Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra chương trình kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp và các hợp tác xã về nhu cầu tín dụng, chia sẻ thông tin về các sản phẩm tài chính, tín dụng hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo./.

Tin liên quan

Gạo Việt Nam tìm chỗ đứng tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản vẫn ở mức cao, nhu cầu về gạo nhập khẩu rẻ hơn đang tăng lên. Trong số các loại gạo được nhập khẩu vào Nhật Bản, gạo Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng vì được đánh giá gần giống với gạo Nhật.

Tin cùng chuyên mục

"Ngoại giao hoa" thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ tri ân thành công của sự kiện Hội chợ Ikebana International 2024 do Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch. Tham dự buổi lễ có Công chúa Takamado, Chủ tịch Danh dự Tổ chức Ikebana International; Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản - bà Ishiba Yoshiko, Phu nhân Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản - bà Hayashi Yuko, Phu nhân Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản - bà Iwaya Sakoto cùng nhiều phu nhân Đại sứ các nước tại Tokyo và hơn 30 nghệ nhân Ikebana hàng đầu Nhật Bản.

Người Việt tại Argentina hướng về cội nguồn, đất nước

Ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức gặp mặt đầu Xuân 2025 với sự tham dự đông đảo của đại diện cộng đồng người Việt tại Argentina, Đảng Cộng sản Argentina, Đại sứ quán Cuba và bạn bè Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam.

Ba tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, số trường hợp vi phạm giao thông bị xử phạt giảm trên 30%

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), sau 3 tháng (từ 1/1 - 31/3/2025) thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024. Trong 3 tháng qua, toàn quốc xảy ra 4.440 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 2.446 người, bị thương 3.026 người; so với cùng kỳ năm 2024 giảm 1.821 vụ (29,09%), giảm 245 người chết (3,91%), giảm 1.864 người bị thương (29,77%). Các hành vi vi phạm có mức giảm cao là vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ, quá tải trọng, quá số người quy định…

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có các cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Sứ mệnh quốc tế cao cả

Chỉ hai ngày sau khi Myanmar hứng chịu trận động đất kinh hoàng với cường độ 7,7, Việt Nam đã ngay lập tức cử các đội cứu hộ, cứu nạn tới nước bạn tham gia vào công tác tìm kiếm những người còn sống sót vẫn đang mắc kẹt dưới những đống đổ nát, thể hiện tinh thần nhân đạo quốc tế cao cả.

Ấm lòng những nghĩa cử của đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Sau 5 ngày xảy ra trận động đất kinh hoàng, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn điện, nước và các nhu yếu phẩm cơ bản. Trước tình hình đó, đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp tận dụng nguồn chất xám

Với nhiều điểm mới tích cực, Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thể hiện đường lối đúng đắn và quyết tâm của Đảng và Nhà nước, đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển của đất nước. Đây là nhận định của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Huấn, chuyên ngành kỹ thuật truyền thông số tại Đại học Middlesex (Anh) và Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS), trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.