Hỗ trợ tối đa phát triển lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành quốc gia số
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I (2025-2030).

Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe công bố Quyết định thành lập Hiệp hội; Báo cáo tóm tắt quá trình thành lập; Điều lệ Hiệp hội; Dự thảo phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025-2030 và ra mắt Ban Chấp hành Hiệp hội Dữ liệu quốc gia gồm 62 thành viên; Ban Thường vụ Hiệp hội gồm 7 thành viên. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu quốc gia nhiệm kỳ I (2025-2030).

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Chúng ta đang bước vào giai đoạn bình minh của kỷ nguyên số, thời kỳ dữ liệu đã trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng, trở thành "năng lượng mới", thậm chí là "máu" của nền kinh tế số. Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm, đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và phát triển".

Hỗ trợ tối đa phát triển lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành quốc gia số

Thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong quản trị và khai thác dữ liệu, Tổng Bí thư lưu ý, cần nhận thức rõ quản trị dữ liệu không chỉ là vấn đề chính sách, mà còn là vấn đề công nghệ. Không có công nghệ, không thể thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia có ý nghĩa quan trọng và bày tỏ tin tưởng Hiệp hội sẽ là "Ngôi nhà chung của các Hiệp sĩ số", là "Ngọn cờ tiên phong" trong việc thực hiện Nghị quyết 57 và các Nghị quyết về khoa học, công nghệ... để đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, với nền quản trị số, kinh tế số, xã hội số phát triển dựa trên dữ liệu "đúng-đủ-sạch-sống" của Việt Nam...

Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-BNV ngày 10/1/2025 của Bộ Nội vụ, với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu. Hiệp hội hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và gia tăng giá trị dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng 8 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có xếp hạng chỉ số hạnh phúc liên tục tăng nhanh, nhất là 3 năm trở lại đây. Năm 2024, Việt Nam xếp thứ 46 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 8 bậc so với năm 2023. Trước đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77 vào năm 2021. Đến năm 2022 vươn lên vị trí thứ 65 và đạt vị trí 54 trong năm 2023. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Singapore.  

Đột phá theo Nghị quyết 57: Tính chiến lược của chủ trương đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang tính chiến lược rất cao, cả về thời điểm lẫn nội dung. Đây là nhận định được Giáo sư Nghiêm Đức Long, Giám đốc Trung tâm môi trường và nước thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Chủ tịch Hội trí thức và chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), đưa ra khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”

Ngày 20/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, nhằm góp phần thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống, tăng cường tin cậy chính trị, củng cố nền tảng xã hội, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.  

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP

Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 3 0% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, sử dụng hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.