Vẻ đẹp của đào cổ thụ ở đèo Gió (Ngân Sơn, Bắc Kạn). Ảnh: Bùi Đức Hiếu - TTXVNHao đào cổ thụ ở đèo Gió (Ngân Sơn, Bắc Kạn) đua nhau khoe sắc. Ảnh: Bùi Đức Hiếu-TTXVNDu khách bên rừng đào trên đèo Pha Ðin (Thuận Châu, Sơn La). Ảnh: Quang Quyết-TTXVNHoa đào nở rộ trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) mỗi dịp Xuân về. Ảnh: TTXVN phátBích đào là giống đào có hoa màu hồng đậm tươi sáng, mỗi bông có nhiều lớp cánh. Ảnh: TTXVNHoa đào phai có đường kính hoa lớn, số lượng cánh hoa trên một bông cao. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVNHao đào Tây Bắc làm say lòng người. Ảnh: TTXVNHoa đào là loại cây được ưa chuộng ở miền Bắc, có tán lá đẹp, dễ trồng và mang nhiều ý nghĩa về phúc-lộc, gia đình nên là loại cây được ưa chuộng trưng Tết. Ảnh: TTXVNTrong những ngày Xuân, hàng ngàn cây đào trên khắp các bản làng ở Lai Châu khoe sắc, báo hiệu một mùa Xuân rực rỡ. Ảnh: TTXVNChọn mua một cành đào đẹp trưng Tết thể hiện ước vọng một năm mới được may mắn như ý. Ảnh: Phạm Hậu-TTXVNVườn đào Nhật Tân (Hà Nội) nở rộ chào Xuân. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVNHoa đào khoe sắc khắp các bản làng Tây Bắc khi Tết đến, Xuân về. Ảnh: TTXVNHình ảnh đầy sức sống của hoa đào mang đến ý nghĩa về một năm thịnh vượng, như ý. Ảnh: TTXVN
Hoa đào trong Ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam
Hoa đào từ lâu đã trở thành loại hoa truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền, đặc biệt là các tỉnh thành phía Bắc. Hoa đào sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và mang nhiều ý nghĩa và đến nay, loại hoa này trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, mang ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc. Ảnh: TTXVN