Theo kinh nghiệm dân gian, người dân đã bảo quản lá dong bằng cách dấp nước và để ở nơi có độ ẩm cao, với cách này lá dong có thể để tươi tới 20 ngày. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Lá dong được chọn lựa kỹ, buộc và giữ ẩm cẩn thận trước khi giao đến tay khách hàng. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Lá dong tại Tràng Cát được đánh giá cao nhờ độ bền, màu xanh mướt và bản to. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Bà Nguyễn Thị Dinh chia sẻ gia đình hiện có 4 sào trồng lá dong, mỗi năm cung cấp khoảng 5 vạn lá ra thị trường. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Người dân thôn Tràng Cát dịp này luôn hối hả ra vườn thu hoạch lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng dịp Tết. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Lá dong sau khi được thu hoạch sẽ được đem phân loại theo màu sắc, kích thước, lá to, đẹp dùng để gói bánh chưng, lá nhỏ dùng để gói bánh tẻ, bánh nếp. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Dùng lá dong Tràng Cát để gói bánh chưng không chỉ tạo màu xanh tự nhiên đẹp mắt mà còn tăng thêm hương vị giúp bánh thơm rền. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Dùng lá dong Tràng Cát để gói bánh chưng không chỉ tạo màu xanh tự nhiên đẹp mắt mà còn tăng thêm hương vị giúp bánh thơm rền. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết
Những ngày cuối năm, làng lá dong Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội) ngập tràn sắc xanh và không khí tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết. Đây là thời vụ cao điểm nhà nhà người người thu hoạch, làm sạch và phân loại lá dong để cung cấp cho các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán. Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, với lá bầu tròn, dai, màu xanh non và cuống dài. Từ những chiếc lá xanh mướt nơi đây, hương vị bánh chưng truyền thống thêm phần trọn vẹn, mang đậm dấu ấn Tết Việt. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN