HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”
Tháng 4/1953, khi chiến dịch Thượng Lào bước vào giai đoạn quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các cán bộ chiến sỹ tham gia chiến dịch. Người căn dặn: Giúp nhân dân nước bạn là một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang, mà “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”.
HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”

Câu nói giản dị đó không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ vĩ đại, mà đã trở thành kim chỉ nam cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong mọi giai đoạn lịch sử. Đặc biệt khi hai nước có chung kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, sự đùm bọc, tin cậy đó càng tỏa sáng, giúp cả hai dân tộc đi qua những năm tháng khốc liệt nhất của thế kỷ XX.

Trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) và hơn 10 năm đầu xây dựng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân (1976-1989), Quân đội nhân dân Việt Nam đã kề vai sát cánh chiến đấu với tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, cùng Quân đội và nhân dân Lào giành nhiều thắng lợi to lớn trên chiến trường, từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến tranh, chống phá chính quyền cách mạng của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Đặc biệt, Chiến dịch Thượng Lào 1953 là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đối với liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và là dấu ấn sâu đậm trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước. Quán triệt sâu sắc đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng, đặc biệt là tư tưởng chỉ đạo “Giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lực lượng Việt Nam tham gia Chiến dịch từ quá trình chuẩn bị, thực hành cho đến khi kết thúc Chiến dịch luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, nhường thuận lợi cho bạn, nhận khó khăn về mình, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của đường sá, địa hình, thời tiết và vật chất, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trên những cương vị, vị trí được phân công, qua đó góp phần vào thành tích chung của Chiến dịch.

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, liên quân Việt-Lào phối hợp mở hàng chục chiến dịch, đợt hoạt động quân sự, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ, tạo tiền đề thuận lợi cho quân và dân Lào tiến lên giành toàn thắng năm 1975.

 Ngày nay, mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào tiếp tục được củng cố trên nền tảng “thủy chung, trong sáng, mẫu mực, hiếm có”. Hai nước duy trì các chuyến thăm cấp cao thường xuyên và hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực. Dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn, song mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào vẫn vững chắc, gắn bó và ngày càng phát triển./.

Thu Hạnh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Điểm đến của nhiều lãnh đạo thế giới trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, tờ Infobae của Argentina đăng bài viết nhận định chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, cho thấy sự quan tâm của các nhà lãnh đạo thế giới đối với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Đột phá mới trong quan hệ thương mại số Việt Nam - Ấn Độ

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Việt Nam và Ấn Độ vừa có bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới thông qua hội thảo chuyên đề được tổ chức tại thành phố Noida, Ấn Độ. Hội thảo với chủ đề "Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong Thương mại Điện tử Xuyên biên giới" đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế số giữa hai quốc gia đang phát triển năng động bậc nhất châu Á. Sự kiện được tổ chức dưới sự phối hợp của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương Việt Nam), Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cùng nhiều tổ chức thương mại và công nghiệp của Ấn Độ như GTTCI, WASME, ECMEI, AAFT và Marwah Studios.

Tạo sinh kế bền vững cho người dân làng Nủ

Khi đã “an cư” trong những ngôi nhà kiên cố, người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang bắt đầu nghĩ đến tương lai “lạc nghiệp”. Tận dụng lợi thế của địa phương, bà con đang nỗ lực tìm hướng đi để tạo sinh kế bền vững. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định, đây cũng là cách để người dân mạnh mẽ đứng dậy sau nỗi đau.

Ngày 31/3/2025: Việt Nam cử thêm 3 cán bộ hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa cử 3 cán bộ tình nguyện tham gia Lực lượng đánh giá nhanh và ứng phó khẩn cấp ASEAN (ASEAN-ERAT) hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. 3 cán bộ tình nguyện của Việt Nam đã đến Yangon, Myanmar vào tối 31/3/2025. Đây là lần đầu tiên 3 cán bộ tình nguyện của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tham gia ASEAN-ERAT để phối hợp cùng các cán bộ từ các quốc gia ASEAN hỗ trợ Myanmar điều phối nguồn lực hỗ trợ quốc tế, đánh giá nhanh thiệt hại, xác định những nhu cầu cấp thiết để huy động các nguồn lực hỗ trợ. Trước đó, ngày 28/3/2025, trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra gần Mandalay, thành phố lớn thứ 2 của Myanmar gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản tại quốc gia này.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Đồng bào Tây Nguyên khắc ghi lời Bác Hồ dạy

Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “… Ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Ðê, Xơ Ðăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Vậy nên, tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt…”.

THÔNG ĐIỆP LỊCH SỬ: Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại

Mở đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với quyết định đó, tuyến vận tải chiến lược đã ra đời, phát triển trong mưa bom, bão đạn và đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.

Ngày 30/3/2025: 2 đoàn công tác của Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar

Chiều 30/3/2025, 2 đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Công an Việt Nam đã lên đường sang Myanmar thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3/2025 tại quốc gia này. Từng bộ phận và cá nhân thuộc lực lượng cứu hộ của Việt Nam đã quán triệt, triển khai làm tốt công tác chuẩn bị với khí thế quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc cử lực lượng sang Myanmar tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện, khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của Việt Nam trong hội nhập, quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế.  

Kiều bào tại Thái Lan đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới

Hòa chung không khí phấn khởi của đất nước trong năm có nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, cuối tuần qua, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen, Vương quốc Thái Lan, đã tổ chức trọng thể chương trình Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Kiều bào đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới” nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tri ân bà con kiều bào vì những đóng góp cho quê hương, đất nước.