HỌC BÁC MỖI NGÀY: Đồng bào Tây Nguyên khắc ghi lời Bác Hồ dạy
Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “… Ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Ðê, Xơ Ðăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Vậy nên, tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt…”.
HỌC BÁC MỖI NGÀY: Đồng bào Tây Nguyên khắc ghi lời Bác Hồ dạy

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, ngay sau Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, các đại biểu nhanh chóng trở về các buôn, làng, bày tỏ niềm tin tuyệt đối, thủy chung, son sắt của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ; quyết tâm thực hiện đoàn kết các dân tộc, sát cánh cùng nhau chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn phát huy truyền thống đoàn kết, kiên cường, bất khuất, kề vai, sát cánh, anh dũng cầm súng chiến đấu chống giặc, lập nên nhiều chiến công vang dội. Tiêu biểu như các anh hùng: Đinh Núp - dân tộc Ba Na; Kpă Klơng, Kpă Ó - dân tộc Gia Rai; Y Buông, A Tranh - dân tộc Xơ Đăng, A Mét - dân tộc Giẻ Triêng; N’Trang Lơng - dân tộc M’Nông, hoặc các vị cách mạng tiền bối tiêu biểu như: Y Ngông Niê Kđăm, Y Bih Alêô - dân tộc Ê Đê; Nay Đer - dân tộc Gia Rai; Bi Năng Tắc - dân tộc Ra Glai; Điểu Ong - dân tộc Xtiêng… Ngoài ra còn hàng vạn đồng bào, chiến sĩ trên mọi miền đất nước đã hy sinh trên mảnh đất Tây Nguyên để đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau ngày đất nước thống nhất, tiếp tục thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đầu tư sức người, sức của; tập trung phát triển vùng đất giàu truyền thống cách mạng; giàu tiềm năng, thế mạnh, đầu tư xây dựng để Tây Nguyên phát triển, vững bước đi lên cùng cả nước.

Đồng bào Tây Nguyên chưa được đón Bác Hồ về thăm buôn làng của mình, nhưng với tình cảm thiêng liêng và sâu nặng, trong tâm trí mỗi người dân trên đại ngàn hùng vĩ đều in sâu đậm hình ảnh Bác Hồ; để trong mỗi hành động, mỗi việc làm của mình đều luôn có Bác, giữ trọn niềm tin vào Đảng, quyết tâm xây dựng buôn làng giàu đẹp, vững bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”./.

Bích Hảo (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

THÔNG ĐIỆP LỊCH SỬ: Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại

Mở đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với quyết định đó, tuyến vận tải chiến lược đã ra đời, phát triển trong mưa bom, bão đạn và đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.

Ngày 30/3/2025: 2 đoàn công tác của Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar

Chiều 30/3/2025, 2 đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Công an Việt Nam đã lên đường sang Myanmar thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3/2025 tại quốc gia này. Từng bộ phận và cá nhân thuộc lực lượng cứu hộ của Việt Nam đã quán triệt, triển khai làm tốt công tác chuẩn bị với khí thế quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc cử lực lượng sang Myanmar tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện, khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của Việt Nam trong hội nhập, quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế.  

Kiều bào tại Thái Lan đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới

Hòa chung không khí phấn khởi của đất nước trong năm có nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, cuối tuần qua, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen, Vương quốc Thái Lan, đã tổ chức trọng thể chương trình Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Kiều bào đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới” nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tri ân bà con kiều bào vì những đóng góp cho quê hương, đất nước.

50 năm Thống nhất đất nước: Ý nghĩa chính trị sâu sắc của chiến thắng 30/4 qua góc nhìn của chuyên gia Italy

Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), phóng viên TTXVN tại Rome đã có cuộc phỏng vấn với ông Stefano Bonilauri, Giám đốc Nhà xuất bản Anteo Edizioni ở thành phố Reggio Emilia, miền Bắc Italy, đồng thời là tác giả đạt giải A Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ tư năm 2024.

Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An

Ngày 31/3, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản tổ chức “Chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025” tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Đà Nẵng chuyển mình mạnh mẽ sau 50 năm giải phóng

50 năm sau ngày giải phóng (29/3/1975 - 29/3/2025), Đà Nẵng đã có sự chuyển mình ngoạn mục, từ một thành phố chịu nhiều tổn thất sau chiến tranh, trở thành trung tâm kinh tế, du lịch và dịch vụ hàng đầu miền Trung. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 của Đà Nẵng tăng 7,51% so với năm 2023. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2024 đạt 3,27 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2023. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 81,4 triệu đồng/người/năm... Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, hạ tầng hiện đại và chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, Đà Nẵng hôm nay không chỉ là một đô thị đáng sống mà còn là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế.

Nửa thế kỷ vươn mình của "thành phố đáng sống"

Từ một thành phố có không gian nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng nhiều hạn chế, nền kinh tế khó khăn, Đà Nẵng nay đã trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, phát triển, điểm đến ưa thích của du khách quốc tế.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Bước đi phát triển bền vững, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là bước đi quan trọng giúp Việt Nam phát triển bền vững, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng trong giai đoạn mới. Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Nhật Bản, Tiến sĩ Lê Đức Anh, đã đưa ra khẳng định trên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo.