Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn Việt-Trung
Trung Quốc có câu “Tiếng còi tàu hỏa trị giá vạn lượng vàng”. Hy vọng dự án kết nối tuyến đường sắt hai nước Trung-Việt sớm hoàn thành. Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Đó là kỳ vọng của ông Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh về việc Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Theo Bí thư Trần Cương, việc xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc là vấn đề rất quan trọng. Việt Nam và Trung Quốc hiện có hai tuyến đường sắt liên vận, nhưng do tiêu chuẩn khổ ray không đồng nhất, nên năng lực vận chuyển cũng bị hạn chế nhất định. Hiện tại hợp tác thương mại trao đổi hàng hóa giữa hai nước vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do hạn chế về năng lực vận tải.

Ông Trần Cương cho biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, ông và lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng như các tỉnh, thành giáp biên giới đã thống nhất rất cao về việc đẩy nhanh kết nối đường sắt. Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt Đồng Đăng-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng. Ông Trần Cương đánh giá cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều coi việc xây dựng hai tuyến đường sắt này là nội dung quan trọng. Tuyến đường sắt Phòng Thành Cảng-Đông Hưng của Trung Quốc đã thông tuyến vào năm 2023, dự kiến sẽ kết nối với tuyến đường sắt Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng. Tuyến đường sắt Nam Ninh-Sùng Tả-Bằng Tường dự kiến sẽ hoàn thành và thông tuyến vào cuối năm nay, và sẽ kết nối với tuyến đường sắt Đồng Đăng-Hà Nội. Hai tuyến đường sắt này đều cần được chính phủ hai nước phê duyệt, sau khi xây dựng xong mới tiến hành kết nối liên thông. Ông bày tỏ hy vọng hai nước sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt kết nối xuyên biên giới này.

Liên quan đến tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Quảng Tây trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), Bí thư Trần Cương cho biết, ông rất ấn tượng về quyết định quan trọng của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cấp việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số thành chiến lược quốc gia.

Ông nhấn mạnh Quảng Tây sẵn sàng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực AI với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam theo nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng. Trung tâm hợp tác sáng tạo trí tuệ nhân tạo Trung Quốc-ASEAN mà Quảng Tây thành lập tại Nam Ninh chính là cùng với các nước ASEAN thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI, cùng nhau nghiên cứu mô hình ngôn ngữ lớn của các nước ASEAN trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt Nam, để người dân có thể bắt kịp xu thế của thời đại, hưởng thụ những trải nghiệm mới, những thành quả mới mà khoa học-công nghệ mang lại.

Quảng Tây cũng sẽ tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp AI trong nước, tập hợp nhiều nguồn lực tại Nam Ninh nói riêng và Quảng Tây nói chung, nỗ lực hết mình để hỗ trợ nhu cầu phát triển AI của chính phủ, doanh nghiệp và viện nghiên cứu tại các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam./.

Công Tuyên-Quang Hưng

Tin cùng chuyên mục

Nhiều doanh nghiệp Pháp mong muốn phát triển giao thương với Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc mới đây tại các địa phương của tỉnh Hérault thuộc vùng Occitanie ở miền Nam nước Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và đoàn công tác đã có buổi gặp gỡ với gần 20 doanh nghiệp đang làm ăn, hoặc có ý định phát triển giao thương với Việt Nam.

Tầm nhìn chiến lược cho quan hệ Việt Nam-Singapore

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với sự chủ động rất cao trong tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó Singapore là một điển hình. Trao đổi với phóng viên TTXVN Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh cả Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Singapore: Phát triển AI làm trụ cột hợp tác khoa học công nghệ

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Singapore, các chuyên gia, học giả tại địa bàn sôi nổi “hiến kế” để thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia giữa hai nước, đưa KHCN trở thành động lực phát triển mới để mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Khoa Tuyến vú do bác sĩ Chí phụ trách liên tiếp nhận được những lá thư bày tỏ lòng biết ơn từ bệnh nhân và người nhà. Những lá thư ấy là sự trân trọng đối với chuyên môn, sự tận tâm, tận tụy của bác sĩ đối với người bệnh.

2 tháng năm 2025: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 35,5%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,90 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.  

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” diễn ra từ ngày 9-13/3/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn và ấn tượng. Lễ hội là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025); đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa cà phê, người trồng cà phê và ngành cà phê; quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng hình ảnh thành phố Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê của thế giới”.  

PGS.TS Nguyễn Minh Tân và PGS.TS Đặng Thị Mỹ Dung được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 được trao cho 2 nhà khoa học nữ là PGS.TS Nguyễn Minh Tân - Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Ứng dụng các Hợp chất Thiên nhiên, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội và PGS.TS Đặng Thị Mỹ Dung - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đóng góp quan trọng góp phần vào sự phát triển của đơn vị, của ngành, nhiều kết quả nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tiễn, chuyển giao công nghệ hàng tỉ đồng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.