Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12
Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan để rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Theo Bộ Xây dựng, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài gần 419 km, tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD đã hoàn thành công tác thiết kế ranh giải phóng mặt bằng, toạ độ tim tuyến, ga; hoàn thành công tác rà soát, đo đạc điều chỉnh hướng tuyến; bàn giao hướng tuyến cho 9 tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua để triển khai. Chủ đầu tư đang lựa chọn tư vấn lập báo cáo tác động môi trường; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tính toán, đăng ký nhu cầu vốn để trao đổi với các đối tác. Đối với các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc khác gồm: tuyến Hà Nội – Đồng Đăng có chiều dài 156km, tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD; tuyến Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái chiều dài khoảng 187km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7 tỷ USD. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành các bước về lập quy hoạch; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; xây dựng dự thảo trình cấp có thẩm quyền một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hai tuyến đường sắt trên.

Về tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, hiện nay các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương đã lập hồ sơ ranh giải phóng mặt bằng, toạ độ tim tuyến, bàn giao cho các địa phương để triển khai công tác giải phóng mặt bằng; tiến hành các bước mời thầu tư vấn hỗ trợ chuẩn bị dự án; rà soát hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật; đánh giá khả năng, giải pháp, chơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia dự án; tổ chức các hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm...

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng các tuyến đường sắt kể trên "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi", do đó các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, có trọng tâm, trọng điểm; phân công “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền” để thúc đẩy mạnh mẽ triển khai. Cho biết, việc hợp tác xây dựng, kết nối các tuyến đường sắt Việt Nam – Trung Quốc đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp xây dựng khung các nhiệm vụ, thời gian, lộ trình thực hiện và nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, cơ quan, địa phương; đặc biệt làm việc tích cực với các đối tác thúc đẩy triển khai các dự án. Để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng căn cứ mục tiêu này để xây dựng đường găng tiến độ chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng bộ, ngành liên quan, tổ chức thực hiện khoa học, bài bản để triển khai dự án và góp phần hình thành, phát triển ngành công nghiệp đường sắt của Việt Nam. Thủ tướng chỉ rõ, các bộ, ngành phải chủ động, làm việc với phía đối tác; lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi; kiến nghị các cơ chế, chính sách mới; khẩn trương chốt hướng tuyến để các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng; tập trung xây dựng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn; xây dựng các phương án, huy động đa dạng nguồn vốn như vốn vay; tiếp tục đàm phán với phía đối tác để tập trung chuyển giao công nghệ; xây dựng phương án đào tạo nguồn nhân lực…Yêu cầu các bộ ngành, địa phương phối hợp xử lý các vấn đề, vướng mắc liên quan đến kỹ thuật, địa chất, đất đai, mặt bằng… Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao tiếp tục thúc đẩy việc hợp tác triển khai các tuyến đường sắt kết nối theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc.

Cũng tại cuộc họp, liên quan việc triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu các đề xuất của Công ty Vinspeed và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ ngành phải triển khai công việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, báo cáo tiến độ với Thủ tướng vào thứ 2 hàng tuần./.

Tin liên quan

Khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế

Sáng 20/5, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các định chế tài chính quốc tế, công ty luật, ngân hàng đến từ trong nước và nước ngoài. Hội nghị lần này kế tiếp một chuỗi sự kiện Việt Nam đã tiến hành thời gian qua.

Nha Trang vào top 15 điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2025

Theo báo cáo công bố tháng 5/2025 của Viện Kinh tế Mastercard (Mastercard Economics Institute - MEI), thành phố Nha Trang xếp thứ 11 trong danh sách 15 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới mùa hè năm 2025. Đây là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng.

Thông tin về cầu Tứ Liên mới được khởi công xây dựng

Sáng 19/5/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Dự án cầu Tứ Liên là dự án quan trọng được lãnh đạo Đảng, Chính phủ rất quan tâm, yêu cầu cần sớm triển khai, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 27/11/2024 và Nghị quyết số 77/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Đây là công trình cầu vượt sông Hồng đầu tiên khởi công trong năm 2025 để tạo đà tiếp tục khởi công 6 công trình cầu lớn như cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Vân Phúc…

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cả cuộc đời vì nước, vì dân

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca vĩ đại về sự hy sinh, tận hiến cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của Nhân dân. Người không chỉ làm nên lịch sử mà còn để lại di sản tinh thần vô giá cho dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng sinh động nhất cho khát vọng tự do, là cội nguồn mọi thắng lợi của đất nước. Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người cách mạng - phẩm chất tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đó là tài sản tinh thần vô giá mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nguyện suốt đờihọc tập, làm theo, là ngọn đèn soi sáng cho con đường phát triển bền vững của đất nước hôm nay và mai sau.

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai (Phần 3 và hết)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu thường xuyên và bức thiết. Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai (Phần 2)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu thường xuyên và bức thiết. Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai (Phần 1)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu thường xuyên và bức thiết. Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay.